Trước diễn biến phức tạp của bão số 4 (Noru), người dân tỉnh Quảng Trị và TT- Huế đang khẩn trương thu hoạch hơn 400ha lúa hè thu và hàng ngàn hecta rau màu, thủy sản để tránh thiệt hại do ảnh hưởng bão.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, nhiều khả năng từ rạng sáng 28/9, bão số 4 (Noru) mạnh cấp 12, 13 giật cấp 14, 15 sẽ đổ bộ vào khu vực từ Đà Nẵng Bình Định.
Người dân TT- Huế thu hoạch lúa hè thu.
Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Trị có 126 đập, hồ chứa thủy lợi. Tổng dung tích các hồ chứa trọng điểm đạt trung bình khoảng 33,25% so với dung tích thiết kế. Về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tính đến sáng 26/9, toàn tỉnh Quảng Trị còn khoảng 400 ha sản xuất lúa vụ hè thu 2022 ở huyện Hướng Hóa và huyện Cam Lộ, khoảng 7.890ha sắn và 261 lồng cá chưa thu hoạch xong.
Người dân TT- Huế thu hoạch và chăm sóc cá lồng nuôi trên sông Bồ.
Tỉnh Quảng Trị đã xây dựng các kịch bản di dời, sơ tán dân tùy thuộc theo cấp độ bão đổ bộ vào đất liền, cấp độ thiên tai. Theo đó, sơ tán di dời 2.243 hộ với 8.921 nhân khẩu tại 30 xã thuộc 5 huyện (Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ) có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét; dự kiến di dời 1.447 hộ với 6.831 nhân khẩu tại 27 xã thuộc 4 huyện (Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh và Vĩnh Linh) có nguy cơ xảy ra sạt lở đất.
Hàng trăm cán bộ chiến sĩ được huy động để giúp dân ứng phó bão Noru.
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên- Huế, tính đến ngày 25/9, còn khoảng 10 ha lúa hè thu tập trung tại huyện A Lưới, khoảng 1000 ha sắn và rau màu các loại chưa thu hoạch xong. còn khoảng 3.200 ha nuôi ao và 3.519 lồng bè nuôi trên sông, hồ chứa, đầm phá chưa thu hoạch hết sản phẩm thương phẩm hoặc đang nuôi thủy sản chưa đến kỳ thu hoạch. Trong đó, huyện Phong Điền 96 lồng, Quảng Điền 509 lồng, Hương Trà 650 lồng, TP Huế 321 lồng, Hương Thủy 88 lồng, Phú Vang 565 lồng, Phú Lộc 1.290, A Lưới 17 lồng, Nam Đông 5 lồng.
Chằng chống lại nhà cửa.
Để giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của bão Noru gây ra, Ban Chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh Thừa Thiên- Huế đã yêu cầu UBND huyện A Lưới có kế hoạch tổ chức thu hoạch nhanh gọn với phương châm “lúa chín đến đâu thu hoạch đến đó”; “Xanh nhà hơn già đồng”. Đồng thời, tranh thủ thu hoạch cây sắn, rau màu,… ở các vùng thấp trũng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do ảnh hưởng thiên tai gây ra.
Tổ chức kiểm tra hệ thống kênh mương, gia cố đê bao nội đồng, khơi thông dòng chảy, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, máy móc để chủ động tiêu úng, xử lý kịp thời khi có mưa lớn xảy ra. Đối với vùng thấp, xung yếu, cần tôn bờ vùng; những vùng có bờ bao thấp cục bộ, cần tôn cao để ngăn lũ sớm.
Công an TP. Huế cùng người dân cắt tỉa cây xanh vệ sinh đường phố.
Từ sáng 26/9, tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị cũng đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng thuộc công an và Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng phối hợp giúp người dân ven biển chằng chống nhà cửa và tiến hành sơ tán dân ở nơi vùng nuy hiểm đến nơi an toàn.
Đại tá Lê Văn Nguyên, Chính ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên– Huế, cho biết, đơn vị đã huy động 380 cán bộ chiến sĩ và 18 phương tiện thường trực, sẵn sàng ứng phó với mưa bão; kêu gọi, hướng dẫn, sắp xếp các tàu thuyền vào nơi trú bão an toàn; tổ chức quản lý và tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi bao gồm cả số ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, đầm phá; rà soát các điểm xung yếu ở khu vực biên giới để nắm chắc tình hình, giúp dân chằng chống nhà cửa, kịp thời di dời người dân khi có tình huống xảy ra.
Bộ đội Biên phòng Quảng Trị giúp ngư dân tránh bão.
Đối với công tác di dời, sơ tán người dân nằm trong vùng ảnh hưởng, tỉnh Thừa Thiên- Huế lên kế hoạch dự kiến di dời 74.816 hộ/276.113 khẩu trong vùng xung yếu có nguy cơ bị mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất đến nơi an toàn.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.