Trên tuyến đê sông Càn qua địa phận 2 xã Nga Điền, Nga Phú của huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) là điểm trọng yếu, có nguy cơ sạt lở cao, hàng trăm hộ dân đã chuẩn bị tinh thần sơ tán khi có thông báo.
Trước tình hình tuyến đê sông Càn qua địa phận 2 xã Nga Điền và Nga Phú là tuyến đê trọng yếu, xuống cấp trong nhiều năm qua, uy hiếp hàng nghìn hộ dân, chính quyền địa phương cũng đã cho gia cố. Tuy nhiên, vị trí này vẫn có nguy cơ sạt lở cao.
Để ứng phó khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã cho di dời 62 hộ, trong tổng 120 hộ bị ảnh hưởng.
Chính quyền cùng nhân dân khu vực sông Càn qua địa phận xã Nga Phú và Nga Điền (huyện Nga Sơn) đang gia cố vị trí đê sạt trượt.
Ông Mai Xuân Quang, Bí thư Đảng uỷ xã Nga Điền cho biết: “Những căn nhà của các hộ dân phải di dời chúng tôi đã cho chằng chống, giao dân quân trông, còn vật nuôi cũng như tài sản của các gia đình được đưa vào trong đê để đảm bảo an toàn”.
Tại xã Nga Phú, do thi công đập âu sông Càn, đã làm cho 135m đê đi qua địa bàn này bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo ông Vũ Ngọc Huynh, Chủ tịch UBND xã Nga Phú, tuyến đê đi qua 5 thôn Nhân Sơn, Văn Đức, Phong Phú, Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát với hơn 6km, hiện, địa phương đã cho gia cố vị trí sạt lở cơ bản hoàn thiện để đảm bảo công tác phòng chống lụt bão.
Hiện, địa phương cùng nhà thầu thi công đã lên phương án sẵn sàng xử lý tình huống khi sự cố xảy ra. Chúng tôi đã bố trí hai đầu của điểm sạt trượt, mỗi đầu là 1 ô tô và 1 máy múc cùng với lực lượng ứng trực để sẵn sàng ứng cứu, xử lý tình huống khi nước nguồn đổ về cao.
Theo ông Huynh, tuyến đê sạt trượt này đang mất thân đê cũ, trường hợp nước nguồn đổ về lớn, hoặc nước thuỷ triều dâng cao, nguy cơ tiếp tục sạt trượt vị trí này là rất lớn. Hiện, địa phương đã bố trí 20 người liên tục túc trực, canh gác 24/24; 50 người cơ động và ứng cứu; nhiều hộ dân cũng được lên phương án sơ tán khi có tình huống xảy ra.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.