Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2023 | 12:35

Hòa Bình hỗ trợ các sản phẩm đặc sản đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hiện, tỉnh Hòa Bình có 27 Nhãn hiệu chứng nhận và 09 Nhãn hiệu tập thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có 01 Chỉ dẫn địa lý, 27 Nhãn hiệu chứng nhận và 19 Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh.

Những năm qua, công tác xây dựng, đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản được tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước trong khuôn khổ triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020 và 2021-2030.

Từ năm 2018 đến nay, Hòa Bình đã phê duyệt, triển khai 22 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và xây dựng, đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ và quản lý, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh bằng hình thức: Chỉ dẫn địa lý (CDĐL), Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) và Nhãn hiệu tập thể (NHTT), tiêu biểu.

Dự án “Quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong" đã phát huy được thương hiệu, hiệu quả của sản phẩm.

Trong đó, nổi bật là các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ về xây dựng và phát triển Chỉ dẫn địa lý như: Đề tài “Nghiên cứu, điều chỉnh mở rộng chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong”; Dự án “Quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình”; Đề tài “Xây dựng và đăng ký Chỉ dẫn địa lý Kim Bôi cho sản phẩm nước khoáng của huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình”.

Cùng với đó, UBND các huyện đã phê duyệt triển khai 14 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở sử dụng kinh phí Khoa học và Công nghệ được cấp hằng năm để bố trí xây dựng, đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc sản của địa phương mình, tiêu biểu như: sản phẩm dê núi Lương Sơn, gà thả vườn Lương Sơn, cam bưởi Lương Sơn, rượu cần Lương Sơn, nhãn Lương Sơn, gạo Mai Châu, rượu Mai Hạ…

Giai đoạn từ 2018 đến 2023, tỉnh Hòa Bình đã có tổng số 398 đơn đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp được nộp mới cho các sản phẩm, dịch vụ của tỉnh; có 159 văn bằng bảo hộ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đối với các sản phẩm đặc sản, truyền thống, thế mạnh của tỉnh, từ năm 2018 tới nay có 38 đơn đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu tập thể gắn với tên địa danh của các địa phương trong tỉnh được các địa phương, tổ chức nộp mới.

Theo đó, đã có 27 Nhãn hiệu chứng nhận và 09 Nhãn hiệu tập thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện toàn tỉnh có 01 Chỉ dẫn địa lý, 27 Nhãn hiệu chứng nhận và 19 Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh.

Có được kết quả nói trên, Hòa Bình đã đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng, đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa là các sản phẩm nông sản, đặc sản, đã hỗ trợ từ ngân sách 335 triệu đồng cho 44 tổ chức đã thực hiện thành công hoạt động đăng ký bảo hộ 59 nhãn hiệu hàng hóa và 4 kiểu dáng công nghiệp.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã phân bổ 1.250 triệu đồng để hỗ trợ 20 sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tham gia Chương trình OCOP đăng ký tem truy xuất nguồn gốc, thiết kế, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thiết kế bao bì sản phẩm; hỗ trợ 30 sản phẩm nông sản đặc sản được chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; tổ chức các Hội nghị tập huấn về các lĩnh vực Khoa học và Công nghệ cho trên 100 lượt tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các chủ sở hữu tài sản trí tuệ được bảo hộ.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top