Nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện tại để Hóc Môn phát triển và thực hiện mục tiêu lên thành phố năm 2030, Huyện uỷ Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) vừa tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi Ban chấp hành Hội doanh nghiệp và các HTX trên địa bàn.
Nhiều lợi thế phát triển kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Văn Khuyên - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Hóc Môn, cho biết: Thời gian qua, huyện Hóc Môn cùng các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức; tình hình giá cả tăng cao, thiếu hụt lao động… đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Theo ông Khuyên, Hội nghị lần này mong muốn được gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ, thông tin kịp thời giữa cấp uỷ, chính quyền huyện Hóc Môn với các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời lắng nghe ký kiến chia sẻ, đóng góp, kiến nghị cũng như các đề xuất của doanh nghiệp. Để cùng nhau tháo gỡ vướng mắc, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế huyện trong bối cảnh hiện tại.
Ông Trần Văn Khuyên - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Hóc Môn, phát biểu tại Hội nghị.
Hóc Môn là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về lịch sử và văn hoá cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi. Huyện có địa hình cao, không bị tác động nhiều bởi biến đổi khí hậu, khu vực cửa ngõ của TP. Hồ Chí Minh, kết nối với những nơi có sự phát triển mạnh mẽ như Bình Dương, Long An và Tây Ninh.
Một lợi thế khác là Hóc Môn có 11km tuyến đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đi qua, sẽ được hưởng lợi bởi hạ tầng giao thông được nâng cấp và phát triển thông thương. Trước mắt, huyện sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tạo đà phát triển dọc tuyến đường này.
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Hóc Môn trong những tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt trên 83.594 tỷ đồng, tăng 17,1%, trong đó doanh thu hàng dịch vụ tiêu dùng đạt trên 41.000 tỷ đồng, tăng 24% so với quý I năm 2023; doanh thu về dịch vụ bán hàng đạt trên 23.000 tỷ đồng, tăng 5%. Trên địa bàn huyện có 23.000 doanh nghiệp, trong đó có 48 doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp.
Trong quý I năm 2024, thành lập mới 418 doanh nghiệp, vốn đăng ký 34,794 tỷ đồng. Về nông nghiệp, huyện có 715ha đang triển khai gieo trồng lúa vụ đông xuân; 1.372ha trồng rau màu các loại; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn...
Huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính phục vụ công tác đầu tư của các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn, để cùng nhau thực hiện mục tiêu Hóc Môn sẽ lên thành phố trong năm 2030.
Mong muốn của doanh nghiệp
Hiện tại, huyện Hóc Môn chưa có trung tâm thương mại cao tầng để phục vụ mua sắm của người dân. Mặt khác, chợ đầu mối đã quá tải, không còn phù hợp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; xung quanh chợ là khu dân cư nên bị hạn chế về giao thông, thông thương, logistic…
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty TNHH TM Liên Kết Toàn Cầu, cho biết: Chúng ta cần phải biết tận dụng tiềm năng, thế mạnh của mình. Lợi thế là huyện ngoại thành, rất phù hợp để phát triển sản phẩm OCOP. Hiện nay trên địa bàn đã có 33 sản phẩm OCOP, chúng ta nên kết hợp tạo ra giá trị cho sản phẩm, tổng hợp về sản phẩm đặc trưng trên địa bàn huyện, làm thành sản phẩm quà tặng.
Ông Nguyễn Ngọc Luận – Giám đốc công ty TNHH TM Liên Kết Toàn Cầu nêu ý kiến.
Đồng thời gắn kết các chủ thể OCOP để hiểu thêm về câu chuyện của mỗi sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tham gia vào các phiên chợ, triển lãm đồng thời thiết lập vị trí thuận lợi để giới thiệu quảng bá sản phẩm truyền thống trên địa bàn huyện.
Mong địa phương có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, HTX chế biến sâu cho từng sản phẩm để có tính khác biệt, xây dụng mô hình phát triển du lịch cộng đồng nhằm thu hút nhiều người đến và sử dụng dịch vụ của địa phương...
Cũng tại sự kiện lần này, ông Nguyễn Ngọc Hà - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội huyện Hóc Môn, cho biết: Để thu hút được doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện, các cơ quan ban ngành cần có những chính sách và giải pháp linh hoạt để các nhà đầu tư cảm thấy an tâm khi đặt chân đến nơi này.
"Ngân hàng chúng tôi trụ sở đặt tại Hóc Môn, nhưng khách hàng của chúng tôi đa số lại không phải hoạt động tại Hóc Môn, bởi các doanh nghiêp trên địa bàn huyện đang vướng vào một số cơ chế về đất đai, nên không thể đáp ứng được.
Hiện nay chúng tôi đang triển khai gói vay ưu đãi cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả nợ thuế, chương trình này ngân hàng chúng tôi rất mong được cơ quan thuế cũng như UBND Huyện hỗ trợ cho chúng tôi về thông tin của doanh nghiệp đóng trên địa bàn mỗi lúc có nhu cầu vay vốn để trả nợ thuế", ông Hà cho biết thêm.
Quan cảnh buổi Hội nghị chiều ngày 24/4
Trước kiến nghị của doanh nghiệp, ông Trần Văn Khuyên đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho cán bộ phụ trách các ban, ngành đến các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn để nắm bắt tình hình thực tế, cùng bàn bạc đưa ra chiến lược mới; luôn thời lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, HTX, tạo mối quan hệ, gắn kết cùng nhau phát triển.
Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông trong việc chuyển đổi số; đẩy mạnh liên kết quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương; thiết lập và chỉ dẫn các địa chỉ đỏ trên địa bàn, tạo ra các tour du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế huyện nhà, hướng đến xây dựng huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.