Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, lũ trên sông Mekong kết hợp triều cường khiến mực nước đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng dâng cao nhất trong bốn năm qua, nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long.
Hơn 53.000 ha đất nông nghiệp có nguy bị ảnh hưởng
Theo nhận định của Tổng cục Thủy lợi, (Bộ Nông nghiệp và PTNT), lũ đầu nguồn có khả năng xuất hiện vào trung tuần tháng 10, tại Tân Châu dao động ở mức 3,5 - 3,7 m, xấp xỉ và trên mức báo động 1 khoảng 20cm, cao hơn cùng kỳ năm 2021 khoảng từ 70 đến 90 cm. Và đỉnh lũ năm 2022 ở mức xấp xỉ và cao hơn mức báo động 1, tuy nhiên vẫn thấp hơn trung bình nhiều năm nhưng sẽ cao hơn năm 2021.
Tổng cục Thủy lợi cho rằng, nguy cơ ảnh hưởng do lũ kết hợp triều cường sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở vùng giữa và ven biển có khoảng 289 ô bao có nguy bị ảnh hưởng, với tổng diện tích hơn 53.000 ha. Trong đó, vùng giữa đỉnh lũ kết hợp triều cường được nhận định ở mức báo động II, báo động III và trên mức báo động III. Còn vùng ven biển đỉnh lũ kết hợp triều cường được nhận định ở mức mức báo động II, báo động III từ 5-20 cm.
Vùng ĐBSCL có nguy cơ bị ảnh hưởng hơn 53.000 ha sản xuất nông nghiệp do ngập (Ảnh: VOV).
Theo đó, lũ kết hợp triều cường có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Đồng Tháp với diện tích 477 ha, tỉnh Hậu Giang với diện tích 28.000 ha, Tiền Giang diện tích bị ảnh hưởng 43 ha, TP. Cần Thơ với khoảng 8.000 ha, Vĩnh Long có gần 13.000 ha và tỉnh Kiên Giang với diện tích 3.500 ha.
Ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi khuyến cáo, triều cường thường thì một tháng 2 kỳ, chúng ta đều có lịch đó. Tổng cục Thủy lợi đã có khuyến cáo thời gian chuẩn bị triều cường thời gian trong tháng. Chúng ta phải lưu ý trước đó một tuần và sau đó một tuần chúng ta gieo cấy hoặc mới sản xuất phải tránh bị ngập úng, sau thời gian đó đã đảm bảo thì chúng ta không sợ nữa, đặc biệt thời gian thu hoạch chúng ta phải lưu ý, thời gian triều cường phải tránh để bị ảnh hưởng đến sản xuất".
Trong khi đó, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, ngành Nông nghiệp các địa phương cần thường xuyên theo dõi tình hình mực nước, nguồn nước, và khuyến cáo bà con nông dân trong bảo vệ vườn cây ăn trái, rau màu và lúa Đông xuân để tránh thiệt hại. Năm nay theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn mực nước triều sẽ dâng cao hơn trung bình hàng năm, điều này sẽ dẫn đến các khu vực ven biển và kinh nghiệm của địa phương và bà con nông dân. Khu vực thượng lưu tình hình ngập lũ không cao cũng đạt mức độ an toàn.
Tuy nhiên, vùng giữa của ĐBSCL là hệ thống thủy lợi của chúng ta chưa hoàn toàn chủ động, cũng như hệ thống bờ bao, đê bao của bà con nông dân ở mức rất thấp. Triều cường có thể làm vỡ đê xâm nhập vào trong đồng ruộng với nồng độ mặn chưa thể gây chết cho cây nhưng mà sẽ tích lũy làm cho cây trồng suy giảm về năng suất, ông Tùng cho biết thêm.
Cần Thơ triều cường có thể lập đỉnh
Mới đây, triều cường kết hợp mưa lớn khiến nhiều tuyến đường tại Cần Thơ chìm trong biển nước, dự báo mực nước có thể tiếp tục lên cao trong những ngày tới và chạm mốc lịch sử năm 2019.
Theo đó, trên địa bàn TP. Cần Thơ, triều cường vượt mức báo động III khiến một số tuyến đường trên địa bàn Cần Thơ bị ngập sâu. Triều cường đạt đỉnh vào ngày cuối tuần nên không gây ra ùn tắc tại các nút giao thông. Mặc dù đã có cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn bị bất ngờ khi triều cường dâng cao và nước tràn vào nhà.
Mới đây, nhiều tuyến đường ở nội ô Cần Thơ ngập sâu trong nước.
Ông Nguyễn Quý Ninh, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Cần Thơ cho biết, đây là đợt triều cường cao nhất trong năm và thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều hằng ngày vào sáng sớm và chiều tối. Trong vài ngày tới, theo dự báo triều cường có thể tiếp tục lên cao và có thể cao hơn năm 2019 và năm 2020 và dự báo đỉnh triều cao nhất vào ngày 9 đến 12/10.
Ông Ninh cho biết thêm, dự báo trong tháng 10 này chúng ta có 2 mức triều cường rất là cao, nếu mà đạt 2,17 theo dự báo hiện nay thì tương đương mức chúng ta ghi nhận năm 2020, cũng là ghi nhận 2,17m. Còn mức cao nhất mà lịch sử ở TP. Cần Thơ chúng ta ghi nhận 2019 là 2,25m. Tình hình ngập này mà diễn biến kết hợp với mưa thì nó cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế, xã hội của thành phố, đặc biệt vườn cây ăn trái cũng như diện tích lúa.
Theo dự báo từ Đài khí tượng thuỷ văn TP. Cần Thơ mực nước cao nhất trong đợt triều cường này lên mức 2,12 - 2,17 m, vượt mức báo động III là 0,12 - 0,17 m. Đỉnh của đợt này sẽ xuất hiện trong các ngày ngày 11-12 tháng 10 và đây là đợt triều cường có đỉnh triều cao vượt mức báo động III, cần phòng trong thời gian triều cường lên cao kết hợp với thời tiết có mưa lớn úng cho các khu vực trũng thấp, vùng nội đô ven sông của thành phố Cần Thơ.
Triều đường đạt đỉnh vào đúng thời điểm người dân đi làm cũng như đưa, rước học sinh đến trường sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong các hoạt động đưa, rước con đến trường cũng như đến công sở làm việc.
Để chủ động đảm bảo an toàn giao thông cho người dân khi triều cường vượt báo động, Ban an toàn giao thông TP. Cần Thơ đã khảo sát có 20 đoạn, tuyến đường bị ngập trên địa bàn thành phố và yêu cầu các địa phương bố trí lực lượng, phương tiện để tổ chức giao thông và hỗ trợ khi cần thiết.
Cùng với đó, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ đã yêu cầu thành viên của ban, các cấp, ngành và UBND các quận, huyện tổ chức theo dõi diễn biến mưa, lũ, triều cường để thông tin đến chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, trũng ven sông, chủ đầu tư các công trình trên sông, ven sông, kênh, rạch để chủ động biện pháp phòng, tránh.
Dự báo triều cường có thể đỉnh triều cao nhất vào ngày 9 đến 12/10.
Các địa phương tổ chức trực ban 24/24 giờ trong các đợt triều cường, lũ, bão xuất hiện để theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn; kịp thời đề xuất với lãnh đạo chủ trương, biện pháp ứng phó; tổng hợp tình hình phòng, chống thiên tai trong phạm vi phụ trách để báo cáo về Ban theo quy định. Các quận trung tâm thành phố chủ động phương án phân luồng giao thông, tổ chức giăng biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực ngập sâu, tuyến đường giao thông cặp sông rạch, nhằm tránh nguy hiểm cho người đi đường…
Để chủ động ứng phó với lũ kết hợp triều cường và sạt lở, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị, ngành chức năng các địa phương vùng ĐBSCL theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ và triều cường, mực nước trên các khu vực cửa sông, kênh rạch. Đồng thời, rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng ngập úng, kịp thời cập nhật và thông tin đầy đủ các bản tin dự báo, cảnh báo về tình hình lũ và triều cường để các cơ quan, đơn vị, nhân dân biết và chủ động phòng tránh. Tổ chức kiểm tra, gia cố hệ thống đê bao, bờ bao, cống, bọng, chuẩn bị lực lượng, phương tiện bơm, tát để sẵn sàng triển khai ứng phó tại chỗ đảm bảo an toàn cho lúa, hoa màu, các khu vực trồng cây ăn trái, diện tích nuôi trồng thủy sản.
Triều cường có thể dâng cáo nhất trong 4 năm qua
Mới đây, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo lũ trên sông Mekong kết hợp triều cường khiến mực nước đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng dâng cao nhất trong bốn năm qua, nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long.
Lũ kết hợp triều cường khiến nước đầu nguồn sông Cửu Long có thể dâng cao nhất trong bốn năm qua (Ảnh: TTO).
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay mực nước sông Mekong biến đổi chậm: Tại trạm Mukdahan (Thái Lan) đang lên, các trạm Pakse (Lào), Stung Treng, Kratie (Campuchia) đang xuống, trạm Phnom Penh Port và Phnom Penh Bassac (Campuchia) đang lên. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên theo triều, mực nước cao nhất ngày 4/10, trên sông Tiền tại trạm Tân Châu (An Giang) 3,23m, trên sông Hậu tại Châu Đốc (An Giang) 2,81m.
Trong những ngày tới, do ảnh hưởng của lũ thượng nguồn sông Mekong, kết hợp với triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long (tại Tân Châu, Châu Đốc) lên nhanh, có khả năng dâng cao nhất trong bốn năm qua và đạt đỉnh lũ năm 2022.
Cụ thể, từ ngày 10 đến 13/10, mực nước trên sông Tiền tại trạm Tân Châu khả năng lên mức 3,7m (trên báo động 1 là 0,2m), cao hơn đỉnh lũ năm 2021 khoảng 0,9m. Trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc khả năng lên mức 3,3m (trên báo động 1 là 0,3m), cao hơn đỉnh lũ năm 2021 khoảng 0,7m.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao của thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, bờ bắc kênh Vĩnh Tế (tỉnh An Giang); thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp); huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Tân Thạnh (tỉnh Long An). Đề phòng tình trạng sạt lở bờ bao, đê bao yếu tại các vùng xảy ra ngập lụt.
Từ ngày 11 đến 13/10, do ảnh hưởng của lũ đầu nguồn Cửu Long và triều cường, mực nước các trạm hạ nguồn sông Cửu Long lên mức báo động 2 - báo động 3, có trạm lên trên báo động 3. Nguy cơ xảy ra ngập lụt vùng trũng thấp ven sông, sạt lở bờ bao, đê bao yếu tại các tỉnh thành hạ nguồn sông Cửu Long như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Các địa phương ở ĐBSCL chủ động các giải pháp ứng phó với lũ kết hợp triều cường và sạt lở.
Để chủ động ứng phó với lũ kết hợp triều cường và sạt lở, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ và triều cường, mực nước trên các khu vực cửa sông, kênh rạch; rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng ngập úng; kịp thời cập nhật và thông tin đầy đủ các bản tin dự báo, cảnh báo về tình hình lũ và triều cường để các cơ quan, đơn vị, nhân dân biết và chủ động phòng tránh.
Tổ chức kiểm tra, gia cố hệ thống đê bao, bờ bao, cống, bọng, chuẩn bị lực lượng, phương tiện bơm, tát nước để sẵn sàng triển khai ứng phó tại chỗ bảo đảm an toàn cho lúa, hoa màu, các khu vực trồng cây ăn trái, diện tích nuôi trồng thủy sản.
Cắm biển báo, hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị ngập, nhất là đoạn đường, tuyến phố khu dân cư thường xuyên bị ngập sâu và vị trí có nguy cơ sạt lở sau khi nước rút; bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm về ngập úng để kịp thời tiêu thoát nước, sẵn sàng giải tỏa ách tắc giao thông.
Nhận định mùa khô 2022 - 2023 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết, trong các tháng cuối năm 2022, lượng mưa ở thượng nguồn sông Mekong và ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa ở khu vực Nam Bộ. Tổng lượng dòng chảy trong những tháng đầu mùa khô 2022 - 2023 từ thượng nguồn sông Mekong về hạ lưu và ĐBSCL ở mức tương đương mọi năm.
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức xấp xỉ, hoặc thấp hơn mùa khô năm 2021 - 2022. Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời thông tin dự báo và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.