Chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đó là giảm chi phí vận chuyển, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, hiệu quả, tối ưu hóa được năng suất làm việc…
Chiều ngày 23/12, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Diễn đàn "Kết nối – Hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp Quảng Nam thực hiện chuyển đổi số". Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động trong Tuần lễ Khai mạc Năm Quốc gia Khởi nghiệp – Quảng Nam năm 2023.
Quang cảnh Diễn đàn “Kết nối – Hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp Quảng Nam thực hiện chuyển đổi số”.
Diễn đàn nhằm thúc đẩy, nâng cao năng lực chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và kết nối thương mại trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng các công nghệ vào vận hành các mô hình sản xuất kinh doanh cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng. Đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp giao lưu, kết nối trực tiếp với đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Tham dự Diễn đàn có hơn 200 đại biểu, trong đó có các doanh nghiệp, khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh, cùng các đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số…
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Hưng, Phó giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Nam khẳng định: “Chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đó là giảm chi phí vận chuyển, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, hiệu quả, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên. Chuyển đổi số là một quá trình khách quan, bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải tự nhận thức rõ dù muốn hay không, sớm hay muộn thì chuyển đổi số vẫn sẽ diễn ra, chúng ta không muốn tụt hậu thì bắt buộc phải chuyển đổi số”.
Ông Hưng cho biết thêm, hiện toàn tỉnh Quảng Nam có 9.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản và hạn chế trong thực hiện chuyển đổi số như: lo ngại về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ cao và thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, đặc biệt là nhận thức của doanh nghiệp về chuyển đổi số. Theo đó, thông qua Diễn đàn lần này, nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm bắt được những nội dung về chuyển đổi số; vai trò cũng như lợi ích của việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã được các chuyên gia, doanh nghiệp chuyển đổi số thành công giới thiệu về Khung chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025; kinh nghiệm xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số để xây dựng thương hiệu, câu chuyện sản phẩm ra quốc tế…
Giới thiệu về Khung chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết, mục tiêu hướng đến của Khung chương trình là 100% doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ Chương tình và nâng cao kiến thức về chuyển đổi số; 100.000 doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ các chính sách của Chương trình; 100 doanh nghiệp là điển hình về chuyển đổi số từ “Doing Digital” đến “Being Digital”; hình thành mạng lưới chuyên gia gồm các tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số…
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.