Những ngày đầu tháng 10 vừa qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa lớn. Nước từ thượng nguồn ở các con sông đã đổ về làm cho các công trình thủy lợi, hồ đập, bờ sông bị ảnh hưởng.
Sắp tới, TTKTTV dự báo sẽ có mưa lớn ở khu vực miền Trung, nhằm phòng tránh và khắc phục sự cố sạt lở có thể xảy ra, các địa phương cần chủ động xả tràn các hồ chứa nước khi có mưa lớn.
Nghệ An khắc phục sự cố sạt lở
Vào rạng sáng 4/10, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài và nước từ thượng nguồn đổ về nên nước sông Lam đoạn qua xóm 1, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn dâng cao, khi nước rút kéo theo sạt lở nghiêm trọng. Theo báo cáo chiều dài sạt lở 120 m, chiều rộng 20m, chiều sâu 12m, diện tích đất sạt lở ước 15.000m3.
Các vết nứt đang lấn vào sâu dần, nguy cơ sạt lở tiếp là rất cao, đe doạ tài sản và tính mạng của 10 hộ dân đang sinh sống. Theo phản ánh của người dân, nước sông Lam rút sau những ngày dâng cao đã kéo theo cả hàng nghìn m3 đất đá xuống lòng sông, tạo nên cảnh sạt lở kinh hoàng.
Dùng vải bạt chống sạt lở bên bờ sông Lam
Trong 2 ngày 7,8/10, huyện Anh Sơn đã huy động máy móc, nhân lực san gạt đất sạt lở, lu nén các vết nứt. Đồng thời, khuyến cáo người dân không sinh hoạt ở gần điểm sạt lở.
Tại huyện Quỳ Châu mưa lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ khe Cô Ba, xã Châu Bình, ăn sâu vào đất thổ cư và đất canh tác, kéo theo cả công trình phụ xuống khe.
Ông Nguyễn Mạnh Hiệp - Trưởng bản Đồng Phầu, xã Châu Bình chia sẻ: Lũ lớn khiến cho dòng khe Cô Ba nước dâng ngập bản làng, gây sạt lở bờ khe nghiêm trọng. Ngoài hộ ông Lương Mạnh Tiến bị trôi công trình phụ xuống khe, còn có 6-7 hộ dân khác bị sạt lở mất cả đất thổ cư.
Ông Lê Văn Toan - Chủ tịch UBND xã Châu Bình cho biết: Dòng khe Cô Ba bắt nguồn từ vùng Thung Khặng đổ về sông Hiếu, đi qua địa bàn xã hơn 10 km. Trận lũ đã làm sạt lở nghiêm trọng 2 bên bờ sông, với chiều dài khoảng gần 1 km. Các bản bị ảnh hưởng nặng như Đồng Phầu, Kẻ Móng… có khoảng trên 30 hộ dân bị “ăn” mất đất thổ cư, trên 12 ha đất nông nghiệp bị cuốn trôi xuống khe. Chưa kể có hàng trăm mét đường ống nước công trình thuỷ lợi bị sạt lở làm hư hỏng …
Điều nguy hiểm là hiện nay đất dọc bờ khe Cô Ba đều đang "no" nước, nếu sắp tới trời mưa, nước dâng lên sẽ sạt lở nhiều hơn nữa. Hiện nay xã đang thống kê thiệt hại do lũ gây ra, đặc biệt là rà soát các hộ dân sinh sống ở dọc bờ khe Cô Ba để có phương án khi mưa lớn nước dâng, yêu cầu các hộ dân phải di dời đến nơi an toàn.
Huy động toàn dân vào khắc phục sự cố
Đợt mưa lớn vừa qua tại Nghệ An với lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, cục bộ có nơi cao như: Huyện Quỳ Châu 384mm, huyện Đô Lương 352mm, huyện Thanh Chương 333mm, huyện Anh Sơn 317mm… Mưa lớn làm ngập nước trên 30 cầu tràn, đường. Trong đó, các tuyến quốc lộ có 14 vị trí; đường tỉnh có 17 vị trí; phải đóng đường trên 13 vị trí trên tuyến quốc lộ, 16 vị trí trên tuyến đường tỉnh. Các vị trí ngập lụt được các đơn vị quản lý phối hợp các lực lượng, chính quyền địa phương bố trí rào chắn, biển báo, tổ chức trực gác 24/24h để đóng đường, cấm người và phương tiện qua lại cũng như đảm bảo an ninh trật tự. Ngoài ra, có 7 điểm sạt lở taluy, tập trung quốc lộ 48, quốc lộ 16 và 2 điểm ở đường tỉnh.
Hiện các công trình hồ đập được các địa phương, đơn vị triển khai vận hành theo phương án phòng chống thiên tai đã được lập và phê duyệt.
Đối với các công trình thuỷ điện đang thực hiện vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông; các nhà máy thuỷ điện nhỏ đang vận hành bình thường theo đúng quy trình đơn hồ chứa được Bộ Công Thương và UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt.
Hà Tĩnh chủ động xả tràn nhiều hồ chứa
Để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du trước dự báo có mưa lớn kéo dài, nhiều hồ chứa ở Hà Tĩnh đã được xả tràn điều tiết nước.
Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh Trần Mạnh Cường cho hay: Do ảnh hưởng của rìa Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường xuống phía Nam, trong những ngày qua, khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được tại lưu vực hồ Bộc Nguyên từ 17h ngày 7/10 tới 7h ngày 9/10 là 250mm. Theo dự báo, từ ngày 10/10, Hà Tĩnh sẽ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh và các ngày sau đó, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường. Một số ngày, không khí lạnh còn kết hợp với rìa Bắc dải hội tụ nhiệt đới nên khả năng trong 10 ngày tới, Hà Tĩnh liên tục có mưa, nhiều ngày có mưa to đến rất to.
Hà Tĩnh chủ động xả nước tại các hồ trước dự báo có mưa lớn
Căn cứ theo quy trình vận hành hồ chứa nước Bộc Nguyên đã được UBND tỉnh phê duyệt nên để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, đơn vị tiến hành vận hành xả tràn điều tiết nước.
Thời gian xả tràn bắt đầu lúc 8h ngày 10/10 với lưu lượng 10 – 50m3/giây. Thời gian kết thúc căn cứ diễn biến thời tiết và mực nước hồ.
Trước tình trạng mưa lớn, lượng nước đổ về hồ đập tăng nhanh, để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã tiến hành xả tràn điều tiết các hồ: Kim Sơn, Tàu Voi, Thượng Sông Trí.
Cụ thể, hồ Tàu Voi xả tràn từ 8h ngày 9/10 với lưu lượng từ 3 – 10m3/giây; hồ Kim Sơn xả tràn từ 15h ngày 8/10 với lưu lượng qua tràn 5 – 20m3/giây, hồ Thượng Sông Trí xả tràn từ 15h ngày 8/10 với lưu lượng 10 – 100m3/giây.
Mưa lớn cũng khiến một số hồ đập có dung tích nhỏ trên địa bàn tỉnh tích đầy nước và chảy qua tràn tự do như: hồ Họ Võ, hồ Khe Con, hồ Khe Nậy, hồ Đập Trạng, hồ Đá Bạc, hồ Cơn Sông, hồ Đập Họ, hồ Ma Leng, hồ Nước Vàng ở huyện Hương Khê; hồ Đá Cát, hồ Văn Võ ở huyện Kỳ Anh...
Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường, làm sạch nguồn nước cho bà con
Sau những cơn lũ đi qua sẽ xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường rất nặng, xác chết của động vật, bùn đất, rác thải được lũ đưa từ thượng nguồn về là nguy cơ gây ra dịch bệnh. Công tác xử lý môi trường và làm sạch nguồn nước cho bà con trong sinh hoạt là rất cần thiết và phải được tiến hành ngay.
Hướng dẫn bà con khử khuẩn bằng Chloramin B
Huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trên địa bàn tỉnh về người và tài sản của nhân dân. Đến nay, công tác khắc phục thiệt hại do đợt lũ gây ra vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền nơi đây.
Không chỉ nhà cửa ngập úng, công trình hư hỏng, hoa màu bị vùi dập… mà hiện nay, sau khi nước rút, bà con huyện Quỳ Châu đang đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt, do nguồn nước đã bị bùn đất hòa lẫn, không thể sử dụng được. Bên cạnh đó, nhiều công trình, đường ống dẫn nước cũng bị nước lũ cuốn trôi, làm nứt gãy, chưa thể khắc phục được.
Người dân ở đây cho biết trận lụt vừa qua, nước dâng đến 3 – 4 mét làm toàn bộ bể nước ăn của nhân dân ở đây chuyển sang màu đục ngầu, không thể dùng để tắm rửa hay nấu nướng. Sau khi nước rút, nhiều gia đình phải đi mua bình nước 20 lít để ăn uống, sử dụn.
Trước tình trạng nguồn nước sạch cho bà con bị bùn đất hòa lẫn, ô nhiễm nghiêm trọng Trung tâm y tế huyện Quỳ Châu đã cung cấp Chloramin B cho nhân dân để khử nước. Bà Lữ Thị Thanh – Trưởng phòng Y tế huyện Quỳ Châu cho biết: Từ thời điểm nước rút, toàn bộ các cán bộ, nhân viên của phòng cùng Trung tâm Y tế huyện chia thành từng nhóm để hỗ trợ làm sạch nguồn nước sinh hoạt cho bà con trên toàn huyện, trong đó, ưu tiên trước cho các địa phương ngập nặng nhất như các xã Châu Hạnh, Châu Tiến, thị trấn… Trung bình 1 khối nước đục sẽ hòa vào từ 1,5 – 3 gam Chloramin B để khử nước, làm bùn lắng xuống để tách nước sạch có thể sử dụng. Hóa chất này cũng đang được hỗ trợ liên tục để làm sạch nguồn nước cho bà con toàn huyện.
Ngoài việc xử lý ô nhiễm môi trường các địa phương cần quan tâm và chú trọng đến những hộ gia đình neo đơn, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình bị thiệt hại tài sản do mưa lũ để hỗ trợ cho bà con dần dần ổn định được cuộc sống. Đồng thời, phải chủ động trong công tác phòng chống thiên tai vì thời điểm này đang là thời điểm chính của mua bão ở các tỉnh miền Trung.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.