Tối 22/11 tại Quảng trường trung tâm huyện, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức khai mạc Chương trình Du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết, thiên nhiên đã ban tặng cho Lục Ngạn về thổ nhưỡng, khí hậu, cùng với sự cần cù, ham học hỏi, sáng tạo của người dân đã giúp Lục Ngạn trở thành một trong những vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với nhiều loại quả được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Trong chu kỳ một năm, Lục Ngạn có 4 mùa quả ngọt và các sản vật đặc trưng để thu hút khách du lịch; từ tháng 01 đến tháng 03 có cam V2 và táo; tháng 3 có mật ong; tháng 5, 6 có vải thiều; tháng 7, 8 có nhãn; tháng 9 đến tháng 12 có cam, bưởi, táo, ổi, chuối….
Nhiều mặt hàng nông sản của Lục Ngạn trưng bày tại chương trình.
Với những tiềm năng, lợi thế đó, Lục Ngạn xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, từng bước đưa du lịch trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Để đạt được điều đó, Lục Ngạn đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch, có nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới, tạo nên những dấu ấn riêng và sự thay đổi tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng thời gian qua.
Mùa vải chín năm nay, huyện đã tổ chức thành công Chương trình du lịch “Hương sắc mùa hè Lục Ngạn” năm 2022. Chương trình đã tạo được sự đồng thuận, đánh giá cao, hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân; thu hút gần 100 nghìn lượt khách đến từ cả 3 miền Bắc, Trung Nam và du khách quốc tế đến với Lục Ngạn; tạo ấn tượng, sự hấp dẫn riêng có của du lịch Lục Ngạn.
Trao cờ lưu niệm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã du lịch có đóng góp cho du lịch của huyện.
Để nối tiếp thành công đó và tạo nên chuỗi các sự kiện, hoạt động về du lịch trong cả năm, phát huy tốt lợi thế “Lục Ngạn - Điểm đến bốn mùa”, trong mùa thu đông này, huyện tổ chức Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” nhằm tuyên truyền, quảng bá, thu hút du khách đến với mùa cam, bưởi; mang đến cho Nhân dân và du khách những trải nghiệm, khám phá mới về vùng đất và con người Lục Ngạn. Điểm nhấn của chương trình là Tuần Văn hóa - Du lịch diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 11. Trong những ngày này, huyện đã lựa chọn các điểm, nhà vườn đẹp để đón khách; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trưng bày sản phẩm tại trung tâm huyện và các điểm du lịch.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và du khách tham quan các gian trưng bày.
Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định, Lục Ngạn là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức được các chương trình du lịch theo mùa đảm bảo phù hợp với thực tế, hấp dẫn, khác biệt. Qua đó đã tạo tiếng vang lớn, được nhiều du khách biết và đến với Lục Ngạn, vừa góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, vừa tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc trưng của địa phương.
Để du lịch Lục Ngạn ngày càng phát triển, thời gian tới, Lục Ngạn cần xác định rõ những sản phẩm du lịch thế mạnh để xây dựng, đảm bảo hoàn chỉnh, mang đặc trưng riêng của Lục Ngạn; gắn kết được nhiều loại hình du lịch trên địa bàn huyện như: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa – tâm linh và liên kết chuỗi du lịch với các địa phương lân cận.
Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung đa dạng. Cùng với việc quan tâm, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Lục Ngạn cần nâng cao chất lượng sản phẩm tạo sức hấp dẫn riêng thu hút khách du lịch. Đồng thời, các hợp tác xã du lịch cần chủ động, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan; bồi dưỡng nhân lực làm du lịch chuyên nghiệp; liên kết giữa các hợp tác xã, nhà vườn, cơ sở kinh doanh để xây dựng sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hấp dẫn; đón khách chu đáo, tận tình.
Được biết, để phục vụ Chương trình Du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022, UBND huyện Lục Ngạn giao cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện lựa chọn điểm du lịch cho khách tới tham quan và 5 hợp tác xã trên địa bàn tham gia hướng dẫn, phục vụ du khách. UBND huyện Lục Ngạn yêu cầu các địa phương trong huyện, các nhà vườn chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, vườn cây. Đặc biệt, thôn Bồng 1, xã Thanh Hải tập trung trưng bày cây cảnh; làng nghề mỳ Chũ, xã Nam Dương chỉnh trang cảnh quan làng nghề để đón khách đến tham quan, trải nghiệm các công đoạn làm mỳ và phục vụ khi du khách có nhu cầu thưởng thức.
Theo báo cáo của UBND huyện, tổng diện tích cây có múi đạt khoảng 5.100 ha gồm: cam lòng vàng, cam ngọt; bưởi da xanh, bưởi ngọt. Trong đó, diện tích cam bưởi sản xuất theo quy trình VietGAP đạt 2.200ha, tăng 300ha so năm 2021... Ước tổng sản lượng khoảng 52.000 tấn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.