Chiều 21/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bình Định và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số.
Nhằm tạo cầu nối giao lưu, hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông giữa các doanh nghiệp, địa phương trong cả nước, ban tổ chức hội thảo Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 đã kết nối các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức Triển lãm trưng bày sản phẩm, giới thiệu giải pháp mới.
Đại biểu tham quan gian hàng sản phẩm, thiết bị công nghệ của các đơn vị tham gia trưng bày
Đây là sự kiện thường niên nhận được sự quan tâm đông đảo của các cơ quan, doanh nghiệp, thu hút nhiều đơn vị tham gia trưng bày, với các gian hàng sản phẩm, thiết bị công nghệ, giải pháp mới đến từ các doanh nghiệp cung cấp phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng công nghệ thông tin, viễn thông, giải pháp chuyển đổi số… Đây là thành tựu phát triển của các doanh nghiệp theo xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Các giải pháp này cũng sát với chủ đề của hội thảo Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 là: “Dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định”.
Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu khai mạc
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: Ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, bởi làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ với tốc độ rất nhanh. Đầu tư công nghệ được coi như một nhu cầu tất yếu, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành và giảm thiểu chi phí sản xuất trên mọi lĩnh vực. Nhiều năm qua, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông đã có bước phát triển nhảy vọt, với nhiều đột phá và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao. Năm 2022, doanh thu của ngành Công nghệ thông tin tăng khoảng 400 lần so với những năm đầu 2000, ước lượng mức tăng bình quân đạt 38%/năm trong suốt 20 năm. Doanh thu năm 2022 ước khoảng 148 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021. Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam đã đóng góp 14,4% vào GDP cả nước. Nhờ bước tiến này, ngành Công nghệ thông tin Việt Nam đã có vị trí nhất định trên thế giới. Trong đó, với dịch vụ phần mềm, Việt Nam hiện đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Các đại biểu nhấn nút khai mạc triển lãm
Tại triển lãm lần này, chúng ta sẽ thấy được bức tranh đa màu sắc của công nghệ, đó là tâm huyết, là trí tuệ của những nhà lãnh đạo quản lý, những chuyên gia về công nghệ thông tin và truyền thông của các doanh nghiệp ICT trong cả nước. Triển lãm cũng là cầu nối để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường, học hỏi và giới thiệu về những thành tựu, sản phẩm công nghệ mới của mình, góp phần phát triển đơn vị nói riêng và đưa ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam nói chung lên tầm cao mới./.
Theo thông tin trên Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 47,84 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022 do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính còn giảm sâu (nhóm thuỷ sản mới đạt 8,2 tỷ USD, giảm 19%; lâm sản đạt 13 tỷ USD, giảm 17%,…); xuất siêu 10,55 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Ngay đầu tuần làm việc thứ ba (6-10/11) đợt một Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.