Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 12 tháng 12 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 12 năm 2024 | 10:0

Khơi thông ngồn lực đất đai, hướng đến phát triển bền vững

Diễn đàn “Lắng nghe nông dân nói” với chủ đề: “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn”, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức mới đây đã truyền tải những thông điệp, phổ biến những cơ chế, chính sách mới và quan trọng đến với bà con nông dân trên cả nước, trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đang hướng tới phát triển bền vững và giảm phát thải carbon.

Khơi thông nguồn lực đất đai

Theo Bộ trưởng Bộ TN – MT Đỗ Đức Duy, khơi thông nguồn lực đất đai được coi là chiến lược quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa. Tuy nhiên, cần nhiều giải pháp và định hướng cụ thể.

Để khơi thông nguồn lực đất đai, việc hoàn thiện chính sách và pháp luật về đất đai và điều cần thiết. Theo đó, đã sửa đổi và đồng bộ Luật Đất đai thông qua việc bổ sung các quy định cụ thể về tập trung và tích tụ đất đai, giúp doanh nghiệp và nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất lớn. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, quy trình giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2050, Việt Nam thực hiện giảm phát thải ròng bằng 0 trong nông nghiệp.

Thúc đẩy tích tụ và tập trung đất đai thông qua việc tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc cho phép cá nhân, tổ chức tích tụ đất đến mức phù hợp để phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, khuyến khích hợc tác xã thúc đẩy liên kết giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp trong việc sử dụng chung đất đai, tạo các vùng sản xuất lớn.

Cùng với đó, việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả qua việc quy hoạch, phân loại đất để sử dụng hợp lý theo mục đích rõ ràng, tái sử dụng đất hoang hoá, kém hiệu quả. Đồng thời, kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng bền vững qua việc áp dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp, và kinh tế tuần hoàn để bảo vệ đất đai.

Bên cạnh đó, cần huy động nguồn lực tài chính và hợp tác quốc tế qua việc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức quốc tế cho các dự án phát triển đất đai. Cung cấp gói vay ưu đãi để nông dân có nguồn lực cải tạo và khai thác hiệu quả.

Giải đáp thắc mắc của ông Nguyễn Quốc Huy - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023 ở tỉnh Vĩnh Phúc về thủ tục cấp chứng nhận đất trang trại để phát triển trồng dâu nuôi tằm, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm và hướng đến được cấp và bán tín chỉ carbon là việc làm rất hay. Theo ông Duy, hiện nay nhu cầu phát triển trồng dâu nuôi tằm lớn, không chỉ trong nước và ngoài nước. Các địa phương vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc,... đã chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế rất cao. Cây trồng này có thể phát triển được trên đất đồi, đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân rất tốt. “Chúng ta đang hướng tới xây dựng các phương thức cấp chứng chỉ carbon với các diện tích trồng dâu nuôi tằm, góp phần đạt mục tiêu Net zero vào năm 2050. Do đó, sắp tới chúng tôi sẽ hỗ trợ các địa phương và bà con”, ông Duy nói.

Đề cập thêm về khía cạnh đất sử dụng trang trại, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ TN-MT) cho biết, đất trang trại là tên gọi ngành nông nghiệp quy định tại Điều 9 Luật Đất đai. Theo quy định, luật không khống chế hạn mức. Việc cá nhân, tổ chức sử dụng bao nhiêu đất, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận phù hợp...

Hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

Trao đổi tại diễn đàn, liên quan đến chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn để thực hiện cam kết của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy cho rằng, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đóng vai trò then chốt trong triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thông qua chuyển đổi sinh kế, giống cây trồng - vật nuôi, chuyển đổi nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ. Việc đo lường, định lượng mức giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon trong Đề án 1 triệu hecta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp, việc giao dịch tín chỉ carbon rừng, chứng chỉ FSC, việc hỗ trợ chương trình tập huấn, tăng cường năng lực cho các cấp Hội Nông dân về ứng phó với biến đổi khí hậu cần có giải pháp cụ thể.

Theo đó, hướng tới mục tiêu Net Zero trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không chỉ góp phần giảm phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sinh kế của người dân cần ứng dụng công nghệ xanh và sản xuất nông nghiệp thông minh.

Cụ thể, nông nghiệp hữu cơ, chuyển đổi từ mô hình canh tác truyền thống sang mô hình nông nghiệp hữu cơ nhằm giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng công nghệ số để tối ưu hóa sản xuất, giảm lãng phí tài nguyên và tăng hiệu quả.

Đồng thời, giảm phát thải từ chăn nuôi và canh tác thông qua việc xử lý chất thải chăn nuôi qua việc xây dựng các hệ thống biogas để tận dụng khí thải từ chăn nuôi làm nguồn năng lượng tái tạo. Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh như hệ thống tưới ngập khô xen kẽ (AWD) để giảm phát thải methane.

Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó, việc trồng rừng và bảo vệ rừng như tăng diện tích rừng, sử dụng rừng làm bể hấp thụ carbon. Đa dạng hoá cây trồng, trồng các loại cây có khả năng hấp thụ carbon tốt, giảm phụ thuộc vào cây trồng đơn lẻ.

Song song với đó, yếu tố then chốt cần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi và phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn. Cụ thể, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu và lợi ích của NetZero để khuyến khích nông dân tham gia. Triển khai các chính sách khuyến khích tài chính như trợ giá, tín dụng xanh cho các mô hình nông nghiệp bền vững.

Việc đạt được NetZero trong nông nghiệp và nông thôn đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ từ Chính phủ, doanh nghiệp, nông dân và toàn xã hội. Đây không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững.

Cần có cơ chế, chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng dự báo khí tượng, thủy văn, nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, sạt lở đất, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn bảo đảm đời sống, sản xuất cho người nông dân; phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện mục tiêu thực hiện giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 (NetZero), nông dân tham gia sản xuất hấp thụ carbon thấp.

Liên quan đến tình trạng giá đất cao bất thường sau một số phiên đấu giá đất vừa qua, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy đã đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng, vướng mắc, bất cập, thậm chí có trường hợp lợi dụng đấu giá đất để thổi giá hưởng lợi.

Thứ nhất, các địa phương cần thực hiện nghiêm các quy định về Luật đấu giá tài sản của nhà nước, Luật giá, Luật Đất đai năm 2024.

Thứ hai, công khai minh bạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nhất là tại khu vực đấu giá.

Thứ ba, điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất làm cơ sở để định giá khởi điểm khi đấu giá đất. "Có tình trạng trong thời gian vừa qua, đối với những khu đất đã đầu tư đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật. Theo quy định của Luật Đất đai 2024, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định lại giá đất cho phù hợp với mặt bằng giá thực tế, nhưng vừa qua có một số địa phương được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật nhưng vẫn lấy giá đất khi chưa có đầu tư về hạ tầng để làm giá khởi điểm, dẫn đến giá khởi điểm tính đấu giá với giá khu đấu giá có khoảng cách lớn, dẫn đến nhiều đối tượng mong muốn thông qua đấu giá để mua trục lợi", ông Duy nói.

Thứ tư, các địa phương cần tăng cường các giải pháp về nguồn cung đất ở, nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân, có giá cả hợp lý để bà con có thể chi trả và mua sử dụng, tránh tình trạng mất cân đối cung cầu về đất ở, nhà ở... Vì khi cung cầu không gặp nhau thì giá bị đẩy lên cao.

Thứ năm, trong quy chế đấu giá, có thể quy định rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá, đồng thời bổ sung quy định công khai các trường hợp trúng giá cao bỏ cọc để hạn chế trường hợp lợi dụng đấu giá trục lợi.

Cuối cùng, cần tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để khắc phục các tình trạng như các đại biểu vừa phản ánh trong thời gian vừa qua ở vùng ven ngoại thành Hà Nội.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

    Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, TP. Hải Phòng.

  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

Top