Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2022 | 9:3

Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang

Tối 22/11, tại TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh và đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 22/11 hàng năm là “Ngày truyền thống tỉnh An Giang”.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Dự và phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương đánh giá cao kết quả An Giang đạt được trong thời gian qua. Từ khi thành lập tỉnh vào năm 1832 đến nay, trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hòa vào dòng chảy chung của dân tộc, người dân An Giang luôn phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động; đoàn kết, nhân ái, giản dị, thủy chung trong cuộc sống, đã chiến đấu anh dũng bảo vệ quê hương, bảo vệ phên dậu biên cương của Tổ quốc và xây dựng quê hương An Giang ngày càng phát triển. Là tỉnh địa đầu biên giới Tây Nam của Tổ quốc, ngay từ những ngày đầu khẩn hoang, lập ấp, An Giang trở thành ngọn cờ tiên phong chống giặc trên miền biên viễn. Quân và dân An Giang với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, lòng quả cảm đã cùng với quân dân cả nước quyết liệt chiến đấu, giành thắng lợi và giữ yên bờ cõi.

Bước vào thời kỳ đổi mới, với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ đã tìm tòi, thể nghiệm, chủ động, sáng tạo, phát huy ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đưa An Giang là một trong những địa phương quyết liệt đi đầu, có nhiều đổi mới táo bạo từ rất sớm. An Giang nổi lên như là một điển hình của việc vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực được Trung ương ghi nhận và đánh giá cao.

Từ tỉnh thiếu lương thực, An Giang đã có nhiều đột phá trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo, rau màu và thủy sản, từng bước vươn lên dẫn đầu cả nước về sản xuất lương thực, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đây cũng là một trong những dấu ấn nổi bật, thành tựu to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị An Giang cần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng ứng dụng công nghệ, tri thức, đổi mới sáng tạo, hài hòa với thiên nhiên trong phát triển kinh tế. An Giang cần xác định đúng các tiềm năng, thế mạnh, cũng như những cơ hội và xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá để tỉnh có thể đạt được các mục tiêu, khát vọng, hướng đến phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và thịnh vượng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, phát biểu tại buổi lễ.

Tại Lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đã ôn lại truyền thống lịch sử, quá trình hình thành và phát triển tỉnh An Giang và nhấn mạnh: Trải qua 190 năm hình thành và phát triển, nhân dân An Giang luôn anh dũng, kiên cường trong kháng chiến; cần cù, sáng tạo trong lao động; đoàn kết, nhân ái, giản dị, thủy chung trong cuộc sống, nghĩa tình tạo nét văn hoá đặc trưng của con người An Giang. Đảng bộ tỉnh xác định đến năm 2030, phấn đấu đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng ĐBSCL. Tầm nhìn đến năm 2050, An Giang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, văn minh, sinh thái, bền vững và mang bản sắc văn hóa sông nước của vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long; có trình độ phát triển khá so với cả nước; chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao... An Giang còn là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, nơi khởi nguồn của đạo Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng chung sống hòa thuận lâu đời, hình thành những giá trị văn hóa phong phú cùng các công trình kiến trúc độc đáo. Nhân dân An Giang luôn anh dũng, kiên cường trong kháng chiến; cần cù, sáng tạo trong lao động.

Tại Lễ kỷ niệm, ông Trần Tuấn Anh đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ  lấy ngày 22/11 hằng năm là “Ngày truyền thống tỉnh An Giang”.

                                                                                    

Nguyễn Văn Bớt
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top