Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 5 năm 2023 | 20:45

Kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng kiểm lâm

Hôm nay 20/5, Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973-21/5/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Báo cáo tại buổi lễ, ông Bùi Chính Nghĩa Cục trưởng Cục Kiểm lâm cho biết, 50 qua, trên khắp các cánh rừng Việt Nam không nơi nào thiếu dấu chân của lực lượng kiểm lâm và các lực lượng bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành cả về phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm

Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm đã chủ động tham mưu, xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng tăng đều qua các năm, đạt và giữ vững ở mức 42% như hiện nay. Đến nay, có trên 11,7 triệu ha rừng đã được giao cho các chủ thể quản lý. Từ đó, giúp rừng thực sự có chủ, người dân thực sự yên tâm, tin tưởng, gắn bó với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Cục Kiểm lâm. 

Ông Nghĩa chia sẻ, cuộc đấu tranh bảo vệ rừng luôn diễn ra âm thầm nhưng đầy cam go, phức tạp; có lúc, có nơi trở thành “điểm nóng”. Tính từ năm 2010 đến nay có 12 chiến sỹ kiểm lâm đã mãi mãi ra đi, trong đó có những người nằm xuống khi tuổi xuân còn đang phơi phới; có đến 452 chiến sỹ đã mất mát một phần cơ thể hay phải chịu đựng  thương tật suốt đời. Thời gian tới, lực lượng kiểm lâm tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như yêu cầu ngày càng cao về nhiệm vụ; áp lực của sự phát triển và bùng nổ của khoa học công nghệ đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức kiểm lâm cần phải thay đổi tư duy theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…

Đánh giá cao những thành tựu mà lực lượng Kiểm lâm đã đạt được thời gian qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan xúc động chia sẻ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng kiểm lâm Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái; phát triển kinh tế - xã hội vùng xa, cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao bằng khen cho Cục Kiểm lâm. 

Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoan cũng đã gửi lời thăm hỏi và tri ân sâu sắc đến các đồng trí thương binh, gia định liệt sĩ của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng qua các thời kỳ; cảm ơn các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong lực lượng Kiểm lâm đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành và nhân dân cả nước đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong suốt thời gian qua.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, ngành kiểm lâm đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức như thực trạng vi phạm về các quy định quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; điều kiện làm việc của cán bộ kiểm lâm địa bàn rất khó khăn; chính sách đãi ngộ cho kiểm lâm chưa tương xứng với tính chất công việc được giao. Từ đó, dẫn tới tình trạng “chua xót” là nhiều cán bộ kiểm lâm đành ngậm ngùi bỏ rừng, xin nghỉ việc.

Trước thực tế đó, ban cán sự Đảng Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp trong thời kỳ mới. Theo đó, chiến lược sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp và kiểm lâm nhằm đảm bảo hài hòa giữa bảo vệ rừng và phát triển kinh tế xã hội; tạo ra nhiều cơ hội việc làm và sinh kế cho người dân, lực lượng kiểm lâm, tiến tới xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững từ rừng.

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top