Chiều 26/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng tham dự cuộc làm việc có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường, Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Điện Biên và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh Điện Biên và các bộ, ngành đã báo cáo tình hình triển khai và các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để tiếp tục triển khai ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại văn bản số 8567-CV/VPTW ngày 29/11/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng về chủ trương thực hiện Đề án kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên theo Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 28/4/2023 của Văn phòng Chính phủ, trong đó có nhiều nội dung liên quan Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030; cũng như tình hình chuẩn bị, triển khai một số chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Điện Biên phát động, triển khai phong trào thi đua yêu nước chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tỉnh Điện Biên và các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã chủ động triển khai khá toàn diện công tác chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; cũng như thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030.
Thời gian từ nay tới khi tổ chức lễ kỷ niệm không còn nhiều, Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo, tỉnh Điện Biên cần chủ động và phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.
Theo đó, tiếp tục bám sát và thực hiện thật nghiêm ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 160/TB-VPCP, nội dung của Đề án tổng thể các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xây dựng kế hoạch, tổ chức thật tốt các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ bảo đảm đúng quy định, an ninh, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
Lãnh đạo các bộ, ngành phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tỉnh Điện Biên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chung tay giúp sức, phối hợp, hỗ trợ tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ, toàn diện các chương trình, dự án cụ thể theo Đề án tổng thể, các công việc liên quan.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Điện Biên phát động, triển khai phong trào thi đua yêu nước chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; tăng cường các hoạt động truyền thông, thường xuyên họp báo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, tăng cường giáo dục truyền thống cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; tổ chức tốt các hoạt động gặp gỡ, tri ân các chiến sĩ, dân công Điện Biên, tổ chức viết hồi ký, sưu tầm các tư liệu, hiện vật, câu chuyện về chiến thắng Điện Biên Phủ; tham khảo kinh nghiệm các nước trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biện Phủ, để mỗi người dân Điện Biên tự hào với quê hương, với truyền thống lịch sử hào hùng của đất nước, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tạo khí thế mới, động lực mới, thắng lợi mới. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về văn hóa, thể thao, du lịch và các hoạt động khác để quảng bá về di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, đặc biệt là về lễ hội và tết truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích, các điểm du lịch tiêu biểu…
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị, ngoài các dự án, công trình kỷ niệm do Trung ương đầu tư, tỉnh Điện Biên lựa chọn triển khai một số dự án, công trình kỷ niệm ý nghĩa khác. Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng trong giải phóng mặt bằng, cùng các cơ quan hoàn thành dự án mở rộng sân bay Điện Biên vào cuối năm 2023 và hoàn thành đề án xây dựng 5.000 căn nhà đại đoàn kết trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, với tinh thần Điện Biên Phủ "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể".
Thủ tướng gợi ý tỉnh phát động phong trào mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan cùng trồng hoa ban, đưa Điện Biên trở thành tỉnh của hoa ban, qua đó tạo dấu ấn nổi bật, để cùng với việc khai thác, phát huy các công trình hạ tầng giao thông sân bay, cao tốc đã và đang được đầu tư, thu hút du khách, thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói riêng.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định ngày 21/12/2023 bổ sung hơn 312 tỷ đồng cho tỉnh Điện Biên để thực hiện Đề án kỷ niệm, Thủ tướng giao tỉnh Điện Biên khẩn trương phân bổ để triển khai theo quy định; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, cân đối, huy động nhiều nguồn vốn hợp pháp khác nhau, trong đó có đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định, bổ sung ngân sách hỗ trợ tỉnh để triển khai các công việc trên cơ sở đề án, dự án cụ thể.
Thủ tướng gợi ý tỉnh Điện Biên phát động phong trào mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan cùng trồng hoa ban, đưa Điện Biên trở thành tỉnh của hoa ban - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng cho ý kiến, giao nhiệm vụ cụ thể với các bộ, ngành, đơn vị để giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Điện Biên trong xây dựng, triển khai các dự án, thực hiện các nhiệm vụ được giao như dự án bảo tồn, tôn tạo trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kết hợp với cải tạo lại hệ thống cây xanh tại điểm di tích; dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia cho các hộ dân tại các xã đặc biệt khó khăn, có vị trí trọng yếu về quốc phòng-an ninh; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới; xây dựng đường cao tốc Sơn La-Điện Biên-Cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1; nâng cấp tuyến chính thuộc dự án đường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục Quốc lộ 279 và Quốc lộ 12; bổ sung quy hoạch và thành lập Trường Đại học Điện Biên…
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.