Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 1 năm 2023 | 20:53

Lễ hội Hoàng mai toàn quốc hướng đến xây dựng Huế thành xứ sở mai vàng

Với quyết tâm khôi phục và phát triển hoàng mai Huế và đưa Thừa Thiên-Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam, lễ hội Hoàng mai quy mô toàn quốc lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Cố đô Huế.

Festival Huế năm 2023 sẽ có hơn 50 chương trình, lễ hội chính cùng gần 100 hoạt động hưởng ứng, diễn ra liên tục trong năm theo định hướng bốn mùa: “Xuân Cố đô”, mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng”, “Huế vào thu” và “Mùa đông xứ Huế”. Lễ hội mùa xuân diễn ra tháng 1-3, với các lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian đặc thù như đã triển khai trong năm 2022. Đặc biệt, Lễ hội Hoàng mai quy mô toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Cố đô Huế.

Lễ hội Hoàng mai quy mô toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Cố đô Huế.

Lễ hội Hoàng mai quy mô toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Cố đô Huế.

Lễ hội Hoàng mai Huế lần I - năm 2023 sẽ được khai mạc vào lúc 14h ngày 13/1 (22/12 âm lịch) tại công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP.Huế) và kéo dài đến ngày 19/1 (28/12 âm lịch). Trước khi khai mạc, từ ngày 9/1, tại công viên Thương Bạc sẽ diễn ra không gian triển lãm, trưng bày hoàng mai Huế.

Từ ngày 9/1, tại công viên Thương Bạc sẽ diễn ra không gian triển lãm, trưng bày hoàng mai Huế.

Từ ngày 9/1, tại công viên Thương Bạc sẽ diễn ra không gian triển lãm, trưng bày hoàng mai Huế.

Với quyết tâm khôi phục và phát triển hoàng mai Huế, đưa Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam, một số vườn mai vàng được quy hoạch, trồng đúng giống mai vàng Huế và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực. Tiếp nối những thành công đó, Lễ hội Hoàng mai Huế được tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá và lan tỏa những giá trị về văn hóa, nghệ thuật của người Huế và thương hiệu hoàng mai Huế trong dịp tết đến xuân về.

Hoàng mai Huế được trồng từ lâu đời ở cung đình… tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế.

Hoàng mai Huế được trồng từ lâu đời ở cung đình… tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế.

Lễ hội Hoàng mai Huế sẽ gồm các hoạt động như: Cuộc thi các tác phẩm hoàng mai đẹp; không gian triển lãm, trưng bày hoàng mai Huế; không gian giao lưu và trao đổi; không gian đấu giá.

Cuộc thi các tác phẩm hoàng mai đẹp gồm 2 nhóm hoàng mai loại lớn (dự kiến từ 70 tác phẩm) và hoàng mai bonsai (từ 250 tác phẩm). Chương trình có sự góp mặt của các nghệ nhân, tổ chức, nhà vườn là thành viên Hội Hoàng mai Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố có phong trào trồng mai phát triển mạnh.

Với quyết tâm khôi phục và phát triển hoàng mai Huế, đưa Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam.

Với quyết tâm khôi phục và phát triển hoàng mai Huế, đưa Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam.

Mai vàng là loại hoa nổi tiếng của Việt Nam. Đối với Thừa Thiên Huế, mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu thường được gọi là hoàng mai Huế. Hoàng mai Huế được trồng từ lâu đời ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà dân..., tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Cứ đến dịp tháng 5 về, những đầm sen trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát.

  • Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 với chủ đề “Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh” kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

Top