Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 2 năm 2024 | 14:4

Lễ hội Minh Thề: Không lấy của công làm của tư

Ngày 23/2 (tức ngày 14 tháng Giêng Âm lịch), tại cụm di tích đền chùa thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Minh Thề trước sự chứng kiến của người dân và du khách thập phương. Đây là lễ hội có nghi thức độc đáo thề “không tham nhũng”.

Lễ hội Minh Thề có cách đây hơn 500 năm, do vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn khởi xướng.

Lễ hội Minh Thề có lịch sử gần 500 năm.

Vào giữa thế kỷ XV, Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn vận động quyên góp tiền của tu tạo lại ngôi chùa cổ Thiên Phúc, số tiền dư thừa được đem mua hơn 47 mẫu ruộng để chia cho dân cày, một phần làm ruộng công.

Để đề phòng tư lợi, bà cùng dân làng lập ra hịch văn hội Minh Thề với lời thề “Nếu lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử…”, “Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử. Y như lời thề…”.

Năm 2017, “Hội Minh Thề” được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Sau nhiều năm gián đoạn, năm 2002 lễ hội được khôi phục. Đến năm 2017 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Hội Minh Thề” đền chùa Hòa Liễu là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tại lễ hội, đông đảo nhân dân và du khách được chứng kiến hoạt động tế lễ tại miếu thờ. Chủ tế dùng dao vẽ một vòng tròn lớn giữa sân miếu làm Đài thề, dùng dao cắt tiết gà vào bình rượu, mời mọi người cùng uống rượu thề.

Đại diện tư văn đọc Minh Thề: “Nếu lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề…”, “Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử. Y như lời thề…”.

Lễ hội Minh Thề có ý nghĩa sâu sắc mà trong đời sống hiện đại ngày nay vẫn mang tính thời sự. Giá trị của hội Minh Thề góp phần giáo dục, định hướng nhân cách sống, phẩm chất đạo đức trung thực, chí công vô tư, tình yêu thương đùm bọc, tình thương nhân ái trong xã hội, trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Phát động cuộc thi ảnh “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ”

    Phát động cuộc thi ảnh “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ”

    Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” với chủ đề “Nghệ An - miền di sản” và trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

  • Việt Nam – điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

    Việt Nam – điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

    Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

  • Khai mạc Lễ hội Vịnh Ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    Khai mạc Lễ hội Vịnh Ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    Tối 13/7, tại thành phố biển Nha Trang, UBND Khánh Hòa lần đầu tiên khai mạc cuộc thi trình diễn ánh sáng độc đáo bằng hàng ngàn thiết bị bay không người lái mang tên Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ”.

Top