Liên tiếp các vụ đuối nước ở Hà Tĩnh từ đầu năm đến nay tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hòi các cấp, ngành chức năng, chính quyền các địa phương và gia đình phải có biện pháp thiết thực nhằm phòng chống hiệu quả thực trạng này.
Hồi chuông cảnh báo
Khoảng 13h ngày (25/3), một nhóm khoảng 10 học sinh lớp 7 (Trường THCS Quang Trung - TP Hà Tĩnh ) rủ nhau xuống biển Thạch Hải (Thạch Hà) để tắm. Trong quá trình tắm, nhóm học sinh sẩy chân xuống vùng nước sâu khiến 3 em đuối nước, mất tích. Sau 2 ngày lực lượng chức năng mới tìm được thi thể của các em và bàn giao cho gia đình đưa về mai táng theo phong tục địa phương.
Có lẽ, ám ảnh và đau thương nhất trong các trường hợp đuối nước gần đây phải kể đến vụ 3 người chết đuối tại giếng làng ở xã Quang Lộc (Can Lộc).
Khoảng 13 giờ ngày 4/3, người dân địa phương khi đi qua giếng làng ở thôn Ban Long đã phát hiện 3 thi thể bị đuối nước nên đã thông báo cho chính quyền địa phương. Đến khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, thi thể 3 nạn nhân được trục vớt lên bờ để đưa về an táng theo phong tục địa phương. Danh tính các nạn nhân gồm: T.Q.T (SN 1999), T.T.N.B (SN 2003, em gái của T.) và N.Q.H (SN 2012, cháu ruột của T. và B.), cùng trú tại thôn Ban Long.
Bãi biển Thạch Hải nơi xảy ra vụ việc thương tâm.
Có lẽ, ám ảnh và đau thương nhất trong các trường hợp đuối nước gần đây phải kể đến vụ 3 người chết đuối tại giếng làng ở xã Quang Lộc (Can Lộc).
Khoảng 13 giờ ngày 4/3, người dân địa phương khi đi qua giếng làng ở thôn Ban Long đã phát hiện 3 thi thể bị đuối nước nên đã thông báo cho chính quyền địa phương. Đến khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, thi thể 3 nạn nhân được trục vớt lên bờ để đưa về an táng theo phong tục địa phương. Danh tính các nạn nhân gồm: T.Q.T (SN 1999), T.T.N.B (SN 2003, em gái của T.) và N.Q.H (SN 2012, cháu ruột của T. và B.), cùng trú tại thôn Ban Long.
Ông Đặng Đình Vinh - Chủ tịch UBND xã Quang Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết: “Sau khi sự việc 3 người bị đuối nước tại giếng làng, chính quyền địa phương đã cùng người dân bàn bạc và kịp thời huy động nguồn lực để san lấp giếng nhằm tránh các vụ việc thương tâm khác. Qua vụ việc trên cũng là bài học cảnh báo để địa phương, người dân cần quan tâm, quản lý, nhắc nhở con em không đến chơi tại khu vực giếng, ao, hồ, khu vực có hố sâu nhằm đảm bảo an toàn”.
Trước đó, tại giếng làng thôn Ban Long, vào năm 2022 cũng đã xảy ra vụ việc đau lòng khi một cháu bé bị đuối nước tử vong.
Ngày 7/3/2023, bé gái P.H.M (SN 2020) - con anh P.V.S (SN 1994) và chị D.T.T (SN 1999) và bé trai P.V.H.P (SN 2018) - con anh P.V.T (SN 1987) và chị V.T.P (SN 1991), cùng trú tại thôn Sông Con (xã Quang Diệm, Hương Sơn) đã không may sẩy chân rơi xuống sông Con. Đến khoảng hơn 19h cùng ngày, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện thi thể cháu P.H.M ở phía hạ lưu sông Con, cách vị trí bị nạn khoảng 800m. Khoảng hơn 21h cùng ngày, thi thể bé P.V.H.P cũng được tìm thấy, cách vị trí bị nạn khoảng 1 km về phía hạ lưu.
Phó Chủ tịch UBND xã Quang Diệm Lê Thị Phượng cho biết: Sau sự việc đuối nước thương tâm xảy ra, huyện, xã và thôn cùng người dân đã đến động viên các gia đình vượt qua nỗi đau. Đồng thời, chỉ đạo các trường học trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em; tiến hành lắp thêm các biển cảnh báo tại các khu vực sông, hồ, ao suối… để cảnh báo nguy hiểm.
Chung tay phòng đuối nước
Qua các vụ việc đuối nước trên lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự lơ là của các bậc phụ huynh trong việc quản lý, giám sát con em mình. Trẻ em là đối tượng rất hiếu động, ưa thích khám phá, tuy nhiên, do điều kiện công việc, tâm lý chủ quan, nhiều phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm, quản lý con cái, đặc biệt là ở vùng nông thôn, dẫn tới nhiều khi chỉ một phút ham chơi của trẻ nhỏ, đã phải trả bằng những cái giá quá đắt do người lớn lơ là, chủ quan.
Để phòng, chống đuối nước hiệu quả cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể… Bên cạnh đó, chính người lớn cũng không được lơ là, chủ quan khi tới những nơi nước sâu nguy hiểm, bởi đuối nước có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có vậy, mới có thể giảm thiểu được những vụ việc đau lòng do đuối nước gây ra.
“Các cấp bộ Đoàn - Đội trong toàn tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh xã hội hoá nguồn lực, phối hợp tổ chức các lớp học bơi, dạy bơi miễn phí cho thanh thiếu nhi; tăng cường xây dựng bể bơi di động và cố định tại các trường học; tham mưu đưa môn học bơi, dạy bơi vào các giờ học ngoại khóa tại trường.
Cùng đó, tiếp tục triển khai các mô hình trong tuyên truyền phòng chống đuối nước, phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu về đuối nước... thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn… Đồng thời, lắp đặt các điểm phao cứu sinh và cảnh báo tự động, gắn biển cảnh báo đuối nước, chăng dây, làm rào chắn, nắp đậy các khu vực chứa nước nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước”, anh Trần Văn Sang - Trưởng ban Thanh thiếu nhi - Trường học, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cho biết.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.