Sáng nay (23/9), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương đã tham dự Lễ Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Lào Cai.
Lào Cai, một tỉnh sớm được định danh ở phía Bắc trên bản đồ địa lý quốc gia (thành lập 12/7/1907); khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, do điều kiện khó khăn, cũng như ảnh hưởng của cuộc cách mạng giành độc lập đến muộn, chính quyền chưa về được tay nhân dân; trên cương vị là Chủ tịch lâm thời Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác Hồ mặc dù bận trăm công, nghìn việc, lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, song trong tâm trí của Bác vẫn trăn trở với vùng đất Lào Cai.
Chỉ tính từ tháng 10/1945 đến tháng 11/1962, Người đã 06 lần gửi thư cho cán bộ chiến sỹ, công nhân, nông dân và các cháu thiếu nhi Lào Cai. Ngày 23/9/1958, Bác Hồ cùng với phái đoàn của Đảng, Chính phủ thăm tỉnh Lào Cai, cùng đi với Bác còn có các đồng chí là cán bộ cấp cao, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và có bài nói chuyện quan trọng với đại biểu cán bộ, công nhân, chiến sỹ, đại biểu Việt kiều Việt Nam tại Hà Khẩu và đại diện nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bác nhấn mạnh: “Ngày nay dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà của chúng ta; các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là người chủ nước nhà. Tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt”; Lào Cai có: "Sông Hồng rất tốt, rất có giá trị đấy, phải phát huy dòng chảy, phát triển giao thông đường thủy… ". Lào Cai cũng có Sa Pa: "Sa Pa có thể thiết kế làm đường lên để thành nơi du lịch, tu nghiệp cho tỉnh nhà và cho cả nước". Đặc biệt, là tỉnh biên giới: "Lào Cai chú ý cử các đoàn sang học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, mở rộng cửa khẩu, tạo điều kiện cho Lào Cai và cả nước thông thương hàng hóa với nước bạn".
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ Kỷ niệm.
Để làm tốt được nhiệm vụ cách mạng của địa phương, Người căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai phải làm tốt 4 điều sau: (1) Đoàn kết chặt chẽ; (2) Tăng gia sản xuất; (3) Trật tự trị an; (4) Thuần phong mỹ tục”. Với cán bộ, đảng viên, Bác ân cần căn dặn: “ Cán bộ phải cần kiệm, liêm chính, phải một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Phải làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, phải đi đúng đường lối quần chúng; Phải hiểu lên Chủ nghĩa Xã hội là hạnh phúc, no ấm, tự do”. Những chỉ dẫn quý báu của Người là kim chỉ nam cho Đảng bộ và đồng bào Lào Cai trên mỗi chặng đường phát triển.
Trong 24 năm giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã tặng 87 Huy hiệu của Người, ký lệnh tặng thưởng 346 Huân chương kháng chiến chống Pháp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân Lào Cai, ký lệnh tặng thưởng 10 huân chương, bằng khen cho 9 xã và huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với mỗi bước đường đấu tranh cách mạng cũng như sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân các dân tộc Lào Cai.
Thực hiện lời căn dặn của Người, 65 năm qua, lớp lớp các thế hệ người Lào Cai đã anh dũng chiến đấu hy sinh, kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ, cùng đồng bào cả nước hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện khát vọng thống nhất non sông. Đảng bộ, chính quyền, đồng bào chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn son sắc một lòng ghi nhớ lời Bác dạy và quyết tâm thực hiện lời dạy của Người bằng những hành động cụ thể trong thi đua lao động sản xuất và công tác.
65 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua chào mừng Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai.
Từ điểm xuất phát kinh tế thấp, là một trong 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, thuộc diện “vùng trũng” trong phát triển, vùng “lõi nghèo”, lại phải tạo dựng lại từ “hoang tàn, đổ nát” do chiến tranh biên giới, Lào Cai đã vươn lên mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991 - 2022 đạt gần 10%; thu ngân sách nhà nước tăng nhanh; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp; GRDP bình quân đầu người đạt gần 90 triệu đồng/năm, thuộc tốp đầu trong các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo được quan tâm chăm lo; hệ thống bệnh viện, trường học được xây dựng ở khắp các địa phương. Truyền thống và bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy. Công tác an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo được triển khai sâu rộng và hiệu quả; quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, gia đình nghèo, khó khăn. Gần 50% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 100% số xã có đường giao thông kiên cố và điện lưới đến trung tâm xã. Sa Pa đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; thế trận quốc phòng toàn dân được củng cố; chủ quyền quốc gia bảo đảm vững chắc; quan hệ đối ngoại được mở rộng, góp phần xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định và phát triển.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đại biểu dâng hương tại Nhà trưng bày lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP. Lào Cai.
Tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chúc mừng, biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lào Cai đã đạt được trong những năm qua. Chủ tịch nước lưu ý: “Đây sự kiện quan trọng, nhắc nhở chúng ta về những lời Bác đã dạy, tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lào Cai phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, đáp ứng niềm mong đợi của đồng bào các dân tộc tỉnh nhà, phấn đấu xây dựng Lào Cai đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển của cả nước; để mỗi ngày, mỗi tháng, qua lao động, công tác, học tập và bảo vệ Tổ quốc, Lào Cai lại có thêm nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, cần chủ động, sáng tạo hơn nữa, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, khơi dậy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Bên cạnh đó, cần khai thác, huy động mọi nguồn lực xã hội, động viên đồng bào các dân tộc hăng hái thi đua sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất là đối với đồng bào dân tộc. Quan tâm nhiều hơn việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cao đẹp của các dân tộc, xây dựng đời sống mới, xóa bỏ tập tục lạc hậu; chăm sóc sức khoẻ nhân dân; phấn đấu giảm hơn hơn nữa số hộ nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, để “tỉnh nhà ngày thêm phồn thịnh và sung sướng” như Bác mong muốn.
Lào Cai phải đặc biệt coi trọng, tăng cường quản lý tốt tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, tránh thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả thiên tai đối với người và tài sản của nhân dân, nhà nước. Coi trọng việc trồng cây và bảo vệ rừng, nhất là rừng già, rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, Vườn quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, bảo vệ các dòng sông chạy qua Lào Cai..., gắn với tạo sinh kế cho đồng bào từ phát triển kinh tế lâm nghiệp”.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.