Giải trình ý kiến của đại biểu về công tác quản lý đất đai trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, đây là vấn đề hết sức quan trọng và bày tỏ sự đồng tình, thống nhất về nhận xét của đại biểu về những vấn đề tồn tại, bất cập hiện nay.
Ngày 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
Làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai
Phát biểu góp ý tại hội trường, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) phản ánh về thực trạng hiệu quả sử dụng đất đai ở nước ta chưa cao dẫn đến lãng phí
Đại biểu Mai cho biết, khác với rất nhiều quốc gia trên thế giới có sở hữu tư nhân về đất đai, thể chế của Việt Nam có đặc thù nhất định. Hiến pháp đã khẳng định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Đó là quan điểm đúng đắn và cũng là con đường mà chúng ta đã kiên định lựa chọn.
Như vậy, một quyền lực rất lớn được trao gửi cho bộ máy nhà nước là làm sao để sử dụng đất đai cho hiệu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đó là trách nhiệm cao cả và Hiến pháp đã trao cho cơ quan công quyền.
Trên thực tế, thời gian qua trong lĩnh vực quản lý đất đai, bên cạnh rất nhiều kết quả đạt được, đại biểu Mai chỉ ra, chúng ta cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức, hiệu quả sử dụng đất đai chưa cao trong giai đoạn vừa qua. Lãng phí đất đai là một trong những thực trạng đáng nhức nhối, nhiều khu đất đang để hoang hóa, sử dụng sai mục đích…
Đại biểu cho rằng, chúng ta cần xử lý nghiêm đối với lối tư duy nhiệm kỳ; đề cao trách nhiệm nhưng cũng rất cần một cơ chế minh bạch, ranh giới giữa đúng, sai phải rõ ràng để tạo công cụ bảo vệ những người trong bộ máy công quyền, không tạo tâm lý e dè, lo lắng, khơi thông tư tưởng. Có như vậy, hiệu quả quản lý nhà nước mới không đi xuống.
Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) bày tỏ sự trăn trở khi trong thời kỳ khó khăn của đại dịch Covid-19, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng mức tăng chung của cả nền kinh tế.
Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình)
Đại biểu cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại là thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn và vật tư nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Việc tích tụ tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn còn nhiều khó khăn.
Hiện nay, cơn sốt đất cũng đã tràn cả về nông thôn, giá đất tăng cao nên cơ hội cho việc tích tụ và tập trung đất đai lại càng khó khăn hơn nữa…
Đại biểu Nguyễn Văn Huy đã chỉ ra nguyên nhân của các vấn đề nêu trên thì bắt đầu từ thể chế của chúng ta đang còn những nút thắt lực cản.
Vì vậy, đại biểu cho rằng, cần có giải pháp mang tính chiến lược mà một trong những nội dung lập pháp rất được cử tri và nhân dân trong đợi ở kỳ họp Quốc hội lần này là việc xem xét, sửa đổi Luật Đất đai. Trong đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, quy định để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, tăng cường quản lý, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất đất.
Đại biểu Nguyễn Văn Huy kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần quy định rõ hơn nữa việc góp vốn, chuyển quyền sử dụng đất và góp vốn không chuyển quyền sử dụng đất, xây dựng cơ chế pháp lý để doanh nghiệp nhận góp vốn thông qua nhận quyền sử dụng đất, có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần có chính sách để đẩy mạnh tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp, giảm thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đối với các diện tích đất nông nghiệp mới được tích tụ tập trung đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư để xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Sẽ tập trung vào quy hoạch, định giá
Giải trình ý kiến của đại biểu về công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, đây là vấn đề hết sức quan trọng và bày tỏ sự đồng tình, thống nhất về nhận xét của đại biểu về những vấn đề tồn tại, bất cập hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình trước Quốc hội.
Về nguyên nhân, Bộ trưởng cho biết, khi Trung ương thông qua Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao và trong Báo cáo tổng kết về Luật Đất đai (sửa đổi) đã nêu rõ các tồn tại, yếu kém và được đại biểu chỉ ra tại phiên họp này.
Bộ trưởng cho biết, có nhiều nguyên nhân của tình trạng lãng phí đất đai, như chậm giải phóng mặt bằng, quy hoạch thay đổi, các nhà đầu tư kém năng lực và pháp luật đất đai, pháp luật liên quan có sự chồng chéo…
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu, trong đó, từ nay đến năm 2024 nên ban hành các nghị quyết của Quốc hội, hoặc nghị định của Chính phủ và các vấn đề liên quan tại địa phương, theo thẩm quyền đưa ra cơ chế giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc phổ biến hiện nay đối với 4 tỉnh, thành phố và sau đó tính toán triển khai đối với các địa phương khác trong cả nước. Chủ trương nhất quán là bám sát nguyên tắc không làm thất thoát tài sản của nhà nước, không hợp thức hóa những sai phạm.
Bộ trưởng cũng cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ tập trung vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, định giá và hầu hết các phương thức giao đất là đấu thầu và đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch…
Giải trình về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định đây vấn đề hết sức gay gắt, phức tạp và trở thành vấn đề sống. Vì vậy, Việt Nam đã thể hiện cam kết khẳng định trách nhiệm tại Hội nghị biến đổi khí hậu, đó là một con đường để Việt Nam vượt qua thách thức của chính mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có Luật Khí tượng thủy văn, Luật bảo vệ môi trường, Nghị định của Chính phủ về giảm phát thải, Sơ đồ điện VIII theo hướng cơ cấu năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang triển khai các chính sách chuyển đổi xanh, kinh tế carbon thấp, ưu tiên triển khai các dự án xanh…
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.