Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 9 tháng 8 năm 2023 | 13:49

Mô hình chợ văn minh, an toàn thực phẩm được nhân rộng ở Hà Nội

Xây dựng chợ văn minh, an toàn thực phẩm là việc cần phải làm, tạo thuận lợi lưu thông hàng hoá, từ đó thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các hình thức thương mại hiện đại. Hà Nội đang nhân rộng mô hình chợ văn minh, an toàn thực phẩm này trên địa bàn Thủ đô.

Mô hình “Chợ Văn minh, an toàn thực phẩm" sẽ góp phần khắc phục kịp thời tình trạng bất cập, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất các chợ bảo đảm các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Tại Hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước về công thương 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và thăm quan mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm, chợ thanh toán không dùng tiền mặt được Sở Công Thương Hà Nội tổ chức.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, chợ truyền thống đã tồn tại và trở thành một nếp sống, một nét văn hóa đặc trưng của người dân. Chợ truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong đời sống dân sinh, do vậy việc quy hoạch, bố trí chợ truyền thống phù hợp với đời sống đương đại và cảnh quan đô thị là rất cần thiết. Chính vì thế, chúng ta cần gìn giữ nét văn hóa này đồng thời kết hợp yếu tố hiện đại để phù hợp với sự phát triển của thời đại, xây dựng những mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm là điều rất cần thiết và phải được mở rộng

Theo bà Trần Thị Phương Lan, muốn làm được điều này, Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi và chiến lược cụ thể để thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước xây dựng, cải tạo và phát triển các dự án chợ dân sinh lên một tầm cao mới, giữ vững vai trò, vị trí của chợ đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt Nam.

Nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ trên địa bàn, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, TP Hà Nội sẽ huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại 141 chợ (trong đó có 6 chợ đầu mối); Cải tạo, nâng cấp 169 chợ trên địa bàn thành phố; Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và khảo sát xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản thành phố Hà Nội…

Thành phố cũng đặt mục tiêu khắc phục kịp thời tình trạng xuống cấp và đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất các chợ bảo đảm các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại. Đồng thời, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu dân sinh và góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho các địa phương và thành phố.

Trong đó, việc đẩy mạnh mô hình “Chợ Văn minh” sẽ góp phần khắc phục kịp thời tình trạng bất cập, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất các chợ bảo đảm các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại. Đồng thời, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu dân sinh và góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho các địa phương và thành phố.

Hiện nay, quận Long Biên có 26 chợ dân sinh đang hoạt động với 2.185 hộ kinh doanh, trong đó đã có 11 chợ được UBND Quận công nhận đạt tiêu chí “Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm” và có 16/26 chợ đã triển khai mô hình chợ thanh toán không dùng tiền. Dự kiến đến cuối năm 2023, 100% các chợ trên địa bàn quận sẽ thực hiện mô hình thanh toán không dùng tiền mặt.

Xây dựng chợ văn minh đang là mô hình mà các cấp Hội phụ nữ Hà Nội triển khai gắn với việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Qua mô hình Chợ văn minh góp phần gìn giữ văn hóa tốt đẹp của chợ truyền thống, góp phần làm nên nét đẹp của Thủ đô.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa Trần Thị Minh Xuân cho biết, việc thực hiện mô hình chợ văn minh mang đến sự thay đổi về diện mạo đô thị, không gian giao thương bởi ngoài tiêu chí tạo ra chuẩn mực văn hoá trong ứng xử, chợ văn minh còn phải đạt các tiêu chí như: 100% hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hoá trong chợ được sắp xếp gọn gàng, không lấn ra ngoài không gian chung, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy…

Mô hình chợ văn minh, an toàn thực phẩm nếu được triển khai mà nhân rộng sẽ tạo lòng tin cho người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm thực phẩm. Đây cũng là một trong những nét văn hóa cần được xây dựng của Thủ đô

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top