Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 19 tháng 2 năm 2023 | 13:47

Một thanh niên bị chó dữ tấn công thương tích nặng

Chiều ngày 18/2, khi đang chạy bộ thể dục tại Khu đô thị Dragon, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, một sinh viên Khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Cao đẳng Lào Cai bị hai con chó dữ tấn công khiến em đa chấn thương trên toàn cơ thể.

Bác sỹ Nguyễn Văn Bách, Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cho biết, chiều 18/2, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng hoảng loạn, đa chấn thương trên toàn cơ thể. Tính sơ bộ có khoảng 10 vết thương lớn gây rách sâu phần mềm và nhiều vết thương (không thể đếm hết) do răng chó cắn gây nên. 

Nạn nhân bị hai con chó loại to, hung dữ lao vào tấn công là em Hoàng V, 16 tuổi, dân tộc Mông, trú tại thôn Na Lốc 4, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương. Em V. là sinh viên Khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Cao đẳng Lào Cai, mới nhập học khoảng 2 tháng. Vụ việc được người dân đi qua phát hiện, hô hoán, cứu giúp và đưa em đi cấp cứu. 

Hiện em V đang được các y bác sỹ tận tình chăm sóc tuy nhiên, vết thương do chó cắn rất nhiều vi khuẩn, có thể chứa độc tố, nguy cơ nhiễm trùng rất cao nên phải để hở trong khoảng 5 - 7 ngày mới có thể phẫu thuật khâu lại. 

Vụ việc được người dân ghi lại.

Được biết, 2 con chó hung dữ trên là của chủ quán cơm hiện thuê bán hàng tại ki-ốt Trường Cao đẳng Lào Cai, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai. 

Xử lý sơ cứu trong các trường hợp bị chó cắn

Theo thống kê, hàng năm tại Việt Nam có khoảng 500.000 người bị chó cắn. Giai đoạn 2017-2021, trung bình mỗi năm có 76 người tử vong do bệnh dại. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2030 không còn người tử vong vì căn bệnh vô phương cứu chữa này.

Trẻ em là đối tượng gặp nhiều nguy cơ bị chó mèo cắn nhất do các em hiếu động, thích động vật, chưa lường được nguy hiểm cũng như chưa có khả năng tự bảo vệ.

Hàng năm, có nhiều trẻ em bị chó cắn phải nhập viện phẫu thuật cấp cứu. Thông thường, người lớn hay bị chó cắn vào vùng tay, chân còn trẻ em lại hay bị chó tấn công vào vùng đầu mặt. Thời điểm xảy ra tai nạn thường là lúc trẻ không đến trường, ở nhà, trong khi người lớn lơ là, không chú ý.

Cũng theo khuyến cáo của các bác sĩ, chó cắn thường để lại vết thương sâu, khó hồi phục, ảnh hưởng nhiều cơ quan quan trọng của trẻ như mắt, mũi, miệng. Nguy cơ gây nhiễm trùng và nhiễm virus dại từ nước bọt, uốn ván từ móng vuốt của chó là rất lớn. Đồng thời, việc phẫu thuật, điều trị vết thương do chó cắn rất phức tạp, để lại sẹo xấu, gây sang chấn tâm lý cho trẻ.

Theo các bác sĩ, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; Không thả rông chó, mèo; Chó ra đường phải được đeo rọ mõm; Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Các bác sỹ cũng khuyến cáo phụ huynh có trẻ nhỏ nên hạn chế nuôi chó, nếu nuôi phải được chích ngừa, xích ở nơi xa trẻ em, rọ mõm, nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc đùa giỡn khi chó đang ăn, ngủ. Phụ huynh cũng cần cảnh giác với chó nuôi trong tất cả mọi trường hợp, chó càng lớn thì mức độ gây sát thương cho trẻ càng cao.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm... chúng ta cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch.

Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine; Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

Người dân đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Người dân tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

 

Nguyên Hoa

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top