Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2022 | 20:39

Mưa lớn gây ngập úng nghiêm trọng, TT- Huế khẩn trương sơ tán hơn 37 ngàn dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Mưa lớn cùng với thuỷ điện xả lũ khiến nhiều vùng ở Thừa Thiên- Huế bị ngập úng nặng nề, nước đang tiếp tục lên nhanh. Hơn 37 ngàn dân tại các khu vực nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt đã được sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn.

Từ ngày 13/10, Thừa Thiên - Huế xuất hiện một đợt mưa cực lớn và dự kiến kéo dài đến hết ngày 16/10.  Theo dự báo từ đêm nay đến hết ngày 16/10, trên đất liền tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to và dông, với tổng lượng mưa 500-700mm, có nơi trên 800mm; khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... rủi ro thiên tai ở cấp độ 3. Dự báo mực nước lũ trên sông Hương, sông Bồ vào tối 14/10 đạt và vượt trên báo động 3.

Mưa lớn cùng với thuỷ điện xả lũ khiến nhiều vùng ở Thừa Thiên- Huế bị ngập úng nặng nề.

Mưa lớn cùng với thuỷ điện xả lũ khiến nhiều vùng ở Thừa Thiên- Huế bị ngập úng nặng nề.

Trong khi đó, trưa và chiều ngày 14/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có lệnh điều chỉnh điều tiết hồ thủy điện Hương Điền trên sông Bồ và thủy điện Bình Điền trên sông Hương. Theo đó, vận hành điều tiết hồ thủy điện Hương Điền qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần tránh đột biến khoảng 1.100-1.500m3/s; hồ thủy điện Bình Điền 900-1.200m3/s. Việc điều tiết khiến mực nước vùng hạ du sông Bồ, sông Hương đang dâng.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, hiện các tuyến đường liên xã các xã Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng An của huyện Quảng Điền bị ngập lụt, chia cắt. Tràn Thủ Lễ thuộc tuyến đường tỉnh lộ 4 bị ngập không đi lại được. Tuyến đường liên thôn tại Phú Lộc, Ma Nê thuộc xã Phong Chương; Khu tái định cư Tân Bình xã Phong Bình bị ngập 20 đến 30cm với chiều dài hơn 100m.

Hơn 37 ngàn dân tại các khu vực nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt đã được sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn.

Hơn 37 ngàn dân tại các khu vực nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt đã được sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn.

Hiện lũ trên sông Hương, sông Bồ xấp xỉ báo động 2 và dự kiến sẽ vượt báo động 3 vào tối cùng ngày. Trong khi đó, mực nước, lưu lượng các hồ chứa trên sông Hương lúc 13 giờ ngày 14-10: Hồ thủy điện Hương Điền là 52,8m, lưu lượng đến hồ 591m3/s, lưu lượng xả về hạ du 1.110m3/s;  hồ Tả Trạch 35,15m, lưu lượng đến hồ 463m3/s, lưu lượng về hạ du 644m3/s; hồ thủy điện Bình Điền 76,44m, lưu lượng đến hồ 518 m3/s, lưu lượng về hạ du 822m3/s.

Ghi nhận tại thôn Xuân Tuỳ (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) cho thấy, ngày 13/10, địa phương này không có mưa nhưng do địa thế trũng và thuỷ điện xả lũ khiến địa phương này bị ngập. Tại thôn Xuân Tuỳ (xã Quảng Phú), nhiều tuyến đường liên thôn bị ngập hơn 50cm và nước đang tiếp tục lên. Tại  Tổ dân phố Triều Sơn Đông (phường Hương Vinh, TP Huế), nước đang lên ngấp nghé nhà dân và dự báo sẽ tiếp tục lên nhanh trong đêm nay.

Nhiều truyến đường giao thông bị nước lũ chia cắt.

Nhiều truyến đường giao thông bị nước lũ chia cắt.

Từ 14 giờ ngày 14/10, tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã triển khai di dời 11.708 hộ với 37.085 khẩu có nhà cửa tại các khu vực nguy cơ sạt lở đất và các khu vực ngập lụt, hạ du sông Hương, sông Bồ đến nơi trú ẩn an toàn. Công tác này kết thúc trước 17h ngày 14/10.

Để ứng phó với mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo có thông báo ngay trong chiều nay (14/10), tất cả học sinh ở vùng thấp trũng được nghỉ học. Ngày 15/10, học sinh toàn tỉnh nghỉ học để ứng phó với mưa lũ.

Hàng ngàn hécta sắn, rau vụ đông và diện tích nuôi trồng thủy sản TT- Huế  vẫn chưa thu hoạch xong.

Hàng ngàn hecta sắn, rau vụ đông và diện tích nuôi trồng thủy sản TT- Huế  vẫn chưa thu hoạch xong.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đề nghị các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm chắc thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới/bão và mưa lũ; chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền còn hoạt động trên biển.

Tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; trong đó: tổ chức rà soát, kiểm tra ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, khu vực nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu dân cư, trường học, trụ sở để chủ động sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm. Bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức hỗ trợ người dân sơ tán, cứu trợ, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

Người dân bảo vệ lồng nuôi cá trên sông Bồ trước lũ lớn.

Người dân bảo vệ lồng nuôi cá trên sông Bồ trước lũ lớn.

Cùng ngày, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, hiện còn hơn 1.860ha ao nuôi trồng thủy sản, hơn 2.800 lồng cá nuôi và hơn 2.500ha sắn, rau vụ đông chưa thu hoạch. Sở đã yêu cầu các địa phương đốc thúc người dân thu hoạch thủy sản thương phẩm và ứng phó với mưa bão, lũ lụt, đồng thời đã kiểm tra thực tế chỉ đạo công tác neo các lồng nuôi nhằm đảm bảo an toàn.

 

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top