Mưa lũ xuất hiện nhiều nơi ở khu vực miền núi Thanh Hóa, gây sạt lỡ thiệt hại về nhà cửa, công trình, hoa màu...
Chiều 23/7, thông tin từ UBND huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 2, trên địa bàn huyện có mưa to kéo dài, nước trên sông, suối dâng cao, nguy cơ gây ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Tại xã Thành Sơn (Quan Hóa), một số ngôi nhà của người dân bị sạt lở và nứt tường. Gia đình bà Đinh Thị Bưởi và gia đình ông ông Phạm Bá Uốn, ở bản Sơn Thành, bị lũ cuốn trôi nhà tạm để bán hàng. Hiện, cả 2 hộ dân này đã được di dời đến an toàn.
Lũ cuốn trôi 2 căn nhà tạm bợ tại xã Thành Sơn, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).
Mưa lũ cũng khiến 2 bên cánh gà của cầu suối Pu, ở xã Thành Sơn, bị sạt lở, trôi hết đất đá. Có 3 hộ tại bản Bai (xã Thành Sơn) bị sạt lở ta luy dương và lũ quét, nên phải di dời tài sản và người đến nơi an toàn. Hiện nay, các cánh đồng lúa của địa phương này đang trong thời điểm đẻ nhánh, nhưng bị cuốn trôi khoảng 4ha.
Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Quan Hóa, mưa lũ đã gây ra 10 điểm sạt lở ta luy gây ách tắc, cản trở giao thông trên địa bàn 5 xã, gồm: Phú Xuân, Hiền Kiệt, Thành Sơn, Phú Sơn, Trung Thành, gây thiệt hại về tài sản của người dân và Nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Để ứng phó với thiên tai, UBND huyện Quan Hóa đã chỉ đạo các xã, ban quản lý các bản có thiệt hại khẩn trương tập trung lực lượng, phương tiện hỗ trợ hộ bị thiệt hại sớm ổn định đời sống. Huy động máy móc, nhân lực xử lý số lượng đất, đá sạt trượt, đảm bảo giao thông thông suốt, đặt biển cảnh báo tại các nơi nguy cơ sạt lở, tại các ngầm tràn nguy hiểm, nước lớn. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân nơi có nguy cơ rất cao tạm thời di dời đến nơi an toàn khi có mưa.
Tại huyện Quan Sơn, từ ngày 21 đến 23/7, mưa lũ, sạt lở đất đã làm nhà ở, các công trình phụ, tài sản của 3 hộ dân các xã Na Mèo, Trung Tiến bị hư hỏng; 5,68ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; gần 1.200m2 nuôi thủy sản bị cuốn trôi, thiệt hại khoảng 500kg cá, nhiều tuyến đường giao thông ở các xã Na Mèo, Mường Mìn, Sơn Thủy bị hư hỏng.
Lũ quét gây sạt lỡ, hư hỏng nhiều tuyến đường của huyện Quan Sơn.
Trước tình hình trên, huyện Quan Sơn đã chỉ đạo và phân công các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện, trực tiếp xuống địa bàn các xã chỉ đạo khắc phục hậu quả; tổ chức sơ tán các hộ dân bị sạt lở đất, có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn. Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện và chủ động các phương án theo phương châm “4 tại chỗ” để xử lý các tình huống khẩn cấp, nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất khi xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.
Tại huyện Mường Lát, mưa lũ cũng đã khiến 4 hộ dân ở xã Mường Chanh và xã Quang Chiểu bị thiệt hại dưới 30% do nước ngập vào nhà, bị sạt nền nhà và bị đất ở ta luy dương sạt lở tràn vào gầm nhà sàn. Nhiều tuyến đường đến các xã và bản bị sạt lở, đến nay vẫn chưa lưu thông được
Đối với sản xuất nông nghiệp, có hơn 7ha lúa của người dân bị vùi lấp, thiệt hại dưới 30%, ở các xã Pù Nhi, Mường Lý, Quang Chiểu và thị trấn Mường Lát. Số lúa nước bị thiệt hại trên 70% là 6ha, ở các xã Mường Chanh, Quang Chiểu. Ngoài ra, một số gia súc của người dân ở xã Mường Chanh bị lũ cuốn trôi. Nhiều ao nuôi cá của 13 hộ dân tại xã Mường Chanh nước bị tràn, thiệt hại khoảng gần 1 tấn cá các loại.
Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Lát đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành chức năng, đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng Công an, Biên phòng, Quân đội, Dân quân tự vệ từ huyện đến cơ sở phối hợp, giúp đỡ người dân triển khai thực hiện tốt việc khắc phục hậu quả do thiên tai; chú trọng đến đời sống an sinh xã hội cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
Một buổi sáng trời đầy nắng, hai chiếc xe tải nặng trĩu quần áo, sách vở cùng thầy và trò Trường THPT số 1 Thành phố Lào Cai vượt qua những vạt đồi sạt nham nhở, những cung đường lầy bùn đất về với các em nhỏ xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai). Nơi đây, vừa gánh chịu nỗi đau của trận sạt lở đất kinh hoàng, cướp đi sinh mạng và tài sản của nhiều gia đình, đặc biệt ở Làng Nủ.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.