Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 15 tháng 10 năm 2022 | 11:20

Mưa lũ khiến hơn 19 ngàn ngôi nhà ở TT- Huế bị ngập sâu, nhiều tuyến giao thông bị sạt lở và chia cắt

Mưa lớn kéo dài từ ngày 14/10 đến sáng 15/10 cùng với thủy điện xả lũ khiến hơn 19 ngàn ngôi nhà ở TT- Huế bị ngập sâu, nhiều tuyến giao thông huyết mạch bị sạt lở và nước lũ chia cắt nghiêm trọng.

Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 5, từ ngày 14/10 đến sáng 15/10 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có mưa to với tổng lượng mưa, tổng lượng mưa trung bình từ 400-550 mm, có nơi cao hơn như: Thủy Yên 735mm; Khe Tre 716mm, Lộc Tiến 626mm, Hương Sơn 592 mm, Truồi 569mm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5 nên khu vực ven biển có gió cấp 6, sóng biển cao, nước dâng, triều cường 1,7m làm chậm khả năng thoát lũ. Mực nước các sông Hương, sông Bồ đạt trên báo động 3, gây ngập lụt diện rộng.

Mưa lũ gây ngập úng nghiêm trọng ở TT- Huế.

Mưa lũ gây ngập úng nghiêm trọng ở TT- Huế.

Trong đêm 14 rạng sáng 15/10, nhiều khu vực thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bị ngập sâu, ước tính có 19.918 nhà ngập, với độ sâu từ 0,3-0,8m tùy từng vùng và khu vực, nhiều người dân phải cầu cứu, chạy lũ trong đêm.

Hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập úng nghiêm trọng.

Hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập úng nghiêm trọng.

Trong đợt lũ hầu hết các tuyến đường tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ngập sâu, ách tắc giao thông, ngành giao thông đã rào chắn hạn chế đi lại. Hệ thống đường ở các huyện, thị xã hầu hết cũng ngập úng, bị cô lập. Trong đó như: Tại thành phố Huế, hơn 70% tuyến đường của 36 phường, xã  đã bị ngập. Các tuyến đường khu vực Bắc sông Hương (Vạn Xuân, Chi Lăng, Bạch Đằng, Mai Thúc Loan ....) ngập bình quân 0,4-0,6m; các tuyến đường khu vực Nam sông Hương (Hùng Vương, Trường Chinh, Trần Quang Khải, Bến Nghé, Đống Đa...) ngập bình quân 0,3-0,5m.

Lực lượng chức năng phải vượt lũ sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm trong đêm.

Lực lượng chức năng phải vượt lũ sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm trong đêm.

Tại huyện Phong Điền: Quốc lộ 49B, TL17, TL11B, TL6, hệ thống đường liên thôn bị ngập từ 0,4-0,8m với tổng chiều dài khoảng 12km, thuộc địa bàn các xã Phong Hòa, Phong Bình, Điền Hương, Điền Môn, Phong An, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Chương và thị trấn Phong Điền. Tại thị xã Hương Thủy: ngập diện rộng với tổng diện tích ngập ước tính hơn 20%, độ sâu ngập trung bình từ 0,4-0,6m, có nơi ngập sâu 0,8m, bao gồm các xã, phường Thủy Thanh, Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Tân; hơn 30km đường giao thông bị ngập với độ sâu ngập trung bình từ 0,3-0,5m, đặc biệt có nơi trên 1,0m…

Hàng trăm chiến sỹ công an và quân đội được huy động để cứu hộ và sơ tán dân.

Hàng trăm chiến sỹ công an và quân đội được huy động để cứu hộ và sơ tán dân.

Tuyến QL 1A đoạn qua đèo Hải Vân sạt lở một số đoạn tại Km 901+500 với chiều dài khoảng 60 mét, đất đá trôi xuống đường, phương tiện giao thông không qua lại được; phía Nam hầm Hải bị sạt, Công an huyện đã phối hợp với Công an tỉnh và lực lượng cứu hộ tổ chức khắc phục, đến 09h 15/10 thông một chiều.

Trên tuyến Quốc lộ 49B đoạn đoạn xã Lộc Bình bị đất đá vùi lấp đường, địa phương tổ chức lực lượng kiểm soát giao thông tại khu vực đường bị ngập, đặt biển biển cảnh báo và barie cảnh giới (cả 2 phía) đoạn ngập lụt, nghiêm cấm các phương tiện và người đi qua khu vực này.  Đường QL 49 bị sạt lỡ 3 điểm, hiện tại đã thông đường; đường HCM nhiều đoạn qua xã Sơn Thuỷ - A Ngo bị đất đá và nước ngập qua đường, đã thông đường.

Phương tiện đi lại của người dân chủ yếu bằng ghe, thuyền.

Phương tiện đi lại của người dân chủ yếu bằng ghe, thuyền.

Ông Phan Công Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, cho biết, lực lượng chức năng huyện đã tiếp cận, sơ tán an toàn nhiều người dân tại xã Lộc Thủy bị lụt cô lập. Trong đêm tôi đã yêu cầu Chủ tịch xã Lộc Thủy phối hợp, tiến hành rà soát thật kỹ những nhà dân ngập lụt nặng để lực lượng cứu hộ đưa đến nơi an toàn

Nhiều tuyến đường bị ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiều tuyến đường bị ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du hồ chứa thuỷ điện Hương Điền, sáng nay 15/9,  Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát lệnh yêu cầu Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện qua tràn và tua-bin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 3000 - 5000 m3/s. Điều chỉnh vận hành tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ, khi mực nước hồ đạt MNDBT +58 m thì vận hành Qđến=Qđi. Thời gian tăng dần lưu lượng bắt đầu từ 6h15 ngày 15/10.

Nhiều tuyến đường huyết mạch bị sạt lở nghiêm trọng.

Nhiều tuyến đường huyết mạch bị sạt lở nghiêm trọng.

Trước tình hình mưa lũ còn diễn ra phức tạp, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu UBND các huyện, thị xã thành phố Huế đã có các Công điện triển khai ứng phó với mưa lũ; đã tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, triển khai đến UBND các phường, xã, các cơ quan ban ngành đoàn thể, nhất là các vùng thấp trũng, dễ bị chia cắt, ngập úng, khẩn trương triển khai ngay kế hoạch phòng chống theo phương án.

Khẩn trương xử lý sạt lở đảm bảo giao thông.

Khẩn trương xử lý sạt lở đảm bảo giao thông.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản, các địa phương hướng dẫn người dân gia cố đảm bảo an toàn cho các lồng, bè trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản cao triều, hạ triều ven biển, ven sông, suối; có phương án bảo vệ, phòng tránh các thiệt hại có thể xảy ra cho khu nuôi thủy sản; Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi đi kiểm tra thực tế một số công trình kè sông, kè biển đang thi công, huy động lực lượng, phương tiện, vật tư dự trữ: đá, vải lọc, bao tải để xử lý khẩn cấn các đoạn bị sạt lở bảo vệ công trình dân sinh, và các hộ dân lân cận.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top