Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2024 | 19:51

Mường Ảng: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực sơ chế cà phê

Mường Ảng (Điện Biên) là một trong những thủ phủ cà phê lớn của khu vực Tây Bắc. Bên cạnh sản xuất ra những sản phẩm cà phê chất lượng cao, đặc sản của vùng, thì cùng với đó, luôn gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại những nơi thực hiện sơ chế, chế biến cà phê.

Chú trọng bảo vệ môi trường

Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Mường Ảng được quan tâm toàn diện trên mọi lĩnh vực. Huyện nhận thức được trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị và người dân được nâng cao, từng bước đưa Luật Bảo vệ Môi trường đi vào đời sống, xã hội.

Ông Lò Văn Thăng, trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Ảng cho biết: hoạt động sơ chế cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng diễn ra theo thời vụ, công nghệ sơ chế cà phê đơn giản, trong khi các cơ sở chế biến đa số mang tính tự phát, phân tán, địa bàn rộng, chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường… diện tích trồng cây cà phê chủ yếu tại khu vực thị trấn Mường Ảng, xã Ẳng Nưa, xã Ẳng Cang.

Đối với nước thải, công ty cà phê Việt Bắc đã thực hiện lót bạt HDPE đối với 03 ao chứa.

Đối với việc xử lý nước thải của các hộ say xát chế biến cà phê, đa phần thực hiện bố trí khu vực thu gom, xử lý chất thải nước thải từ quá trình xay sát cà phê, hệ thống thu gom nước thải áo lắng đảm bảo dung tích chứa, ao chứa đảm bảo kiên cố tránh sự cố vỡ, tràn nước thải ra môi trường, thường xuyên dùng máy bơm nước sau xay sát, chế biến chuyển tiếp qua các ao để nước thải tự lắng một phần, sau đó phun dung dịch keo tụ lắng bùn sơ bộ trước khi thải ra môi trường. Cùng với đó, khu vực lưu giữ bã thải vỏ cà phê tiến hành phun dung dịch chế phẩm vi sinh hạn chế mùi hôi, tăng khả năng phân hủy, ủ phân vi sinh sử dụng làm phân bón hữu cơ.

Hiện nay, Mường Ảng có Cụm công nghiệp hỗn hợp xã Ẳng Tở, có Công ty TNHH XNK cà phê Việt Bắc (gọi tắt là Công ty cà phê Việt Bắc) là chủ dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy thu mua và chế biến cà phê Việt Bắc” tại Bản Ko Có, xã Ẳng Tờ, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, dự án của Công ty thuộc cụm công nghiệp hỗn hợp của xã.

Ông Thăng cũng cho biết, công ty cà phê Việt Bắc đã thực hiện báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án nêu trên. Đối với nước thải, công ty đã thực hiện lót bạt HDPE đối với 03 ao chứa với 1 ao thể tích 4.208m3; 01 ao với thể tích 5.659m3 va 01 ao với thể tích 9.637 m3 nước thải sau quá trình nuôi cấy vi sinh được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải các hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải. Đó là, hóa chất keo tụ PAC, hóa chất trợ lắng Polymer, hóa chất khử trùng CHLOR, vôi bột, duy trì đầy đủ điều kiện về hóa chất. Khối lượng bã thải (vỏ cà phê) trung bình 35m3/ngày, phát sinh từ quá trình xay sát vỏ cà phê được Công ty ủ làm phân vi sinh, tận dụng được tối đa lượng bã thải.

Trong quá trình hoạt động, Công ty cà phê Việt Bắc luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý triệt để chất thải, nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành trước khi thải ra môi trường; thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hải và chương trình quan trắc định kỳ đảm bảo đúng thông số, vị trí, tần suất theo quy định. Cùng với đó, công ty luôn duy trì nhân lực, cán bộ phụ trách vận hành hệ thống xử lý nước thải trong quá trình xay sát, chế biến cà phê. Đồng thời, kiểm soát chất lượng nước thải sau quá trình xử lý đảm bảo đúng thông số, vị trí, tần suất theo quy định.

Song song với đó, để nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, huyện Mường Ảng đẩy mạnh và đa dạng dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật dến các tần lớp nhân dân. Nâng cao trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các đối tượng là trưởng bản, cán bộ công chức phụ trách mảng Môi trường của các xã, các hộ xay sát, chế biến cà phê trên địa bàn huyện.

Sinh viên đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

 “Viên nén bã cà phê Coffuel” được tái chế từ những phụ phẩm công nghiệp và đem đến nguồn nguyên liệu xanh cho cộng đồng và xã hội. Dự án này của nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội được kỳ vọng có thể thay thế những nguồn nhiên liệu đốt từ than đá, khí gas hiện nay.

Ý tưởng thực hiện dự án được bắt nguồn từ chuyến đi thực tế đến Đăk Lăk, Tây Nguyên của 1 nhóm bạn sinh viên. Sau khi được tận mắt chứng kiến hành trình đi từ trái cà phê cho đến sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng, nhóm sinh viên nhận thấy sự vất vả, tần tảo của người nông dân và vấn đề lãng phí trong sản xuất.

Dự án Coffuel đã ra đời với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng tính chất của bã cà phê để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từ đó hướng tới sử dụng năng lượng xanh trong cuộc sống.

Nhóm nghiên cứu đã tận dụng bã cà phê, mùn cưa tạo viên nén đốt cho lò hơi công nghiệp thay thế than đá, gỗ củi, khí gas. Được biết, viên nén mang hiệu năng bằng 120% so với viên nén gỗ và tro đốt, giảm đến 90% độc hại so với than đá truyền thống.

Viên nén chất đốt từ bã cà phê và mùn cưa của nhóm sinh viên.

Viên nén Coffuel ra đời giúp giải quyết và khai thác nguồn năng lượng từ bã cà phê vốn lâu nay bị bỏ quên, gây lãng phí. Dự án đã thu gom bã từ các nhà máy chế biến cà phê và mùn cưa từ xưởng sản xuất đồ gỗ. Bã cà phê được đem xử lý mùi, loại bỏ một phần tinh dầu thừa và các vụn không đạt chuẩn kích thước. Mùn cưa được sàng lọc để phù hợp về độ sạch và độ ẩm...

Sau đó, nguyên liệu được đưa vào hệ thống sấy trục buồng quay công nghiệp để có độ ẩm khoảng 8-10%. Sau giai đoạn sấy là quá trình phối trộn tỷ lệ bã cà phê, mùn cưa rồi gia nhiệt để hỗn hợp giữ được độ ẩm phù hợp, tránh ẩm mốc. Tiếp theo, nhiệt độ trong buồng sấy được duy trì ở độ nhất định nhằm làm chảy hợp chất tannin trong bã cà phê, kết hợp với hàm lượng cao lignin của mùn cưa hình thành chất kết dính tự nhiên. Ở bước cuối, nguyên liệu sẽ được ép thành viên theo khuôn để bán ra thị trường.

Sử dụng viên nén bằng bã cà phê giúp giảm thiểu tác hại xấu cho môi trường và chi phí bảo trì của lò hơi. Giải pháp này vừa tái chế những phụ phẩm công nghiệp, vừa đem đến nguồn nguyên liệu xanh cho cộng đồng và xã hội - nguồn nhiên liệu đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng cao, mang tính bền vững và ổn định lâu dài.

Giải pháp cho ô nhiễm môi trường và khủng hoảng năng lượng

Mặc dù, giai đoạn đầu thiếu thốn mọi mặt về tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm… nhưng với cách tiếp cận đúng đắn, sự quyết tâm cao độ, Dự án Coffuel đã thành công.

Sản phẩm viên nén từ bã cà phê khử mùi của nhóm Dự án “Viên nén bã cà phê Coffuel” ra đời với kỳ vọng sẽ thay thế những sản phẩm độc hại trên thị trường. Dự án đã đạt giải Nhất cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp (STARTUP LAUNCHPAD” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức.

Bạn Phạm Minh Long Hải không giấu nổi cảm xúc: “Mình cùng các thành viên trong nhóm vô cùng hạnh phúc và vinh dự khi nhận được giải Nhất. Cuộc thi đã giúp cho dự án được trải nghiệm, học hỏi, lan tỏa thông điệp đến nhiều khán giả hơn”.

Đánh giá về tính ứng dụng của Dự án đối với cộng đồng, anh Long Hải chia sẻ thêm: “Sản phẩm viên nén Coffuel là giải pháp cho 2 vấn đề kép của xã hội: ô nhiễm môi trường và khủng hoảng năng lượng. Nhóm chúng tôi nhận thấy nhiều hoạt động trong cuộc sống được vận hành bằng nguồn năng lượng hoá thạch gây ô nhiễm và thiếu bền vững. Nếu đưa ra một giải pháp thay thế được những nguồn nhiên liệu đốt trên, đó sẽ là một hướng đi mới có thể được ứng dụng trong rất nhiều năm tới, đem lại một tương lai sáng về năng lượng xanh và bền vững cho cộng đồng”.

Đại diện Dự án cho biết, Coffuel tiên phong trong việc chế tạo viên nén sinh khối từ bã cà phê. Sản phẩm chưa có ai làm nhưng lại đang gián tiếp cạnh tranh với viên nén gỗ, trấu... Coffuel có 2 dòng sản phẩm chính: Nguyên liệu đốt cho doanh nghiệp sử dụng dây chuyền lò hơi được áp dụng rộng rãi trong các ngành hóa chất, thực phẩm, dệt may,... và sản phẩm dân dụng.

Chia sẻ về kế hoạch phát triển dự án trong tương lai, anh Long Hải cho biết: “Dự án Coffuel dự định sẽ tiếp tục đẩy mạnh thương mại hoá các dòng sản phẩm viên nén sinh khối, không ngừng lắng nghe khách hàng và thúc đẩy phát triển sản phẩm”.

Bất kỳ một ngành nào, nếu muốn phát triển bền vững đều không thể tách mình khỏi vấn đề môi trường. Bởi môi trường chính là cội nguồn của sự phát triển chung, cung cấp điều kiện cần thiết để sinh trưởng. Viên nén bã cà phê có nhiều công dụng hiệu quả với cuộc sống con người. Dòng sản phẩm xanh, bảo vệ sức khỏe như viên nén bã cà phê cần được phát triển hơn nữa, góp phần làm giảm các chất độc hại với môi trường và con người.

 
Thanh Xuân (Tổng hợp từ Baotainguyenmoitruong, tuoitrethudo...)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top