Giữa tháng 11 hàng năm là thời điểm các khu dân cư trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Phú Yên sôi nổi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, xem đó là cầu nối gắn kết bền chặt hơn giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với Nhân dân và giữa Nhân dân với Nhân dân.
Gắn kết bền chặt
Ngay những ngày đầu tháng 11, tại Phú Yên, không khí tại các thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh trở nên sôi nổi khi người dân chung tay chuẩn bị tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong mỗi cộng đồng là giá trị xuyên suốt trong quá trình tổ chức ngày hội và được nhân lên thông qua những hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Từ năm 2003 đến nay, toàn tỉnh vận động toàn dân tham gia ủng hộ Quỹ Vì người nghèo với số tiền hơn 190 tỉ đồng; xây dựng mới, sửa chữa hơn 9.750 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách. Đặc biệt, năm 2023, từ phong trào “Hỗ trợ xây dựng 1.000 căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách” trên địa bàn tỉnh, đến nay, hơn 770 ngôi nhà Đại đoàn kết đã được nghiệm thu, bàn giao cho các hộ nghèo, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Quốc Hoàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Phú Yên dự và tặng quà tại Khu dân cư thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2.
Nhiều khu dân cư đã vận động được các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân, nhất là sự đóng góp của những người con xa quê về với gia đình, dòng họ để hỗ trợ khu dân cư xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng, chống dịch Covid-19, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình khó khăn và thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách…
Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên, tỉnh có hơn 600 khu dân cư. Các khu dân cư làm điểm vinh dự được đón các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể về dự và chung vui với Nhân dân. Ngày hội đã trở thành nét đẹp văn hoá, là sợi dây tình cảm gắn kết bà con khu dân cư, động viên giúp đỡ nhau thực hiện tốt công tác tự quản và cùng nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Với những hình thức tổ chức phong phú, hoạt động thiết thực, sinh động và nhiều ý nghĩa, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham giá.
“Trải qua 20 năm tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, vị trí, vai trò của MTTQ các cấp ngày càng được nâng lên. Hoạt động của ủy ban MTTQ cấp xã và Ban công tác mặt trận ở khu dân cư có nhiều đổi mới theo hướng bám sát cơ sở, đời sống của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Với phương châm hướng về cơ sở, tại ngày hội, người dân được công khai nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, đưa ra ý kiến góp phần xây dựng khu dân cư văn hóa. Qua lắng nghe ý kiến Nhân dân, cấp ủy, chính quyền có những chủ trương, chính sách phù hợp, góp phần nâng cao sức mạnh đại đoàn kết, tinh thần yêu nước và đồng thuận xã hội ngay từ cơ sở”, ông Hoàn cho biết thêm.
Nâng cao vai trò
Suối Trai (huyện Sơn Hoà) được chọn là xã điểm của ngày hội. Toàn xã Suối Trai 3 thôn Hoàn Thành, Xây Dựng và Thống Nhất, với tổng cộng 558 hộ với 2.579 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê Đê. Qua điều tra, đến cuối năm 2022, toàn xã còn 240 hộ nghèo, chiếm 46,97%; 66 hộ cận nghèo, chiếm 12,92%. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, mỗi người dân, từng hộ gia đình trong xã luôn nêu cao ý thức công dân, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như quy định của địa phương. Hộ gia đình văn hóa tiêu biểu tăng; không có người mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, tình hình an ninh trật tự trong thôn, buôn luôn được đảm bảo... đã khẳng định sự nỗ lực của người dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ông Kpá Quyên, người dân ở xã Suối Trai đến Nhà Rông văn hóa thôn Xây Dựng dự Ngày hội đại đoàn kết từ rất sớm. Trong ngày hội năm nay, ông muốn gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền đã quan tâm đến đời sống Nhân dân. Được hỗ trợ có cái ăn, cái mặc, cho cái chữ và hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất nên bà con ưng cái bụng lắm. Đồng thời, ông cũng bày tỏ mong muốn có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa cho người dân tộc, hộ nghèo.
Trong không khí rộn ràng của ngày hội, bà con sum họp đánh cồng chiêng, nhảy a ráp theo điệu nhảy truyền thống của dân tộc Êđê.
“Ngày thường chỉ lo chuyện làm ăn, sáng đi làm sớm chiều tối mới về nhà nên cũng ít có thời gian tìm hiểu thông tin về tình hình phát triển của địa phương, nhờ dự ngày hội mà biết được nhiều thông tin bổ ích. Tại đây, tôi còn gặp xóm giềng hàn huyên tâm sự đủ điều, nhờ vậy mà tình làng nghĩa xóm và sự hiểu nhau giữa các thôn buôn được kết chặt hơn. Bên cạnh đó, điều tôi cảm thấy hài lòng là chính quyền địa phương luôn hướng về lợi ích của người dân trong mọi hoạt động, nhất là vào mỗi dịp lễ, tết đều cố gắng vận động quà để hỗ trợ cho đối tượng chính sách, hộ nghèo”, ông Kpá Thoai chia sẻ.
Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở xã Suối Trai, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Trong 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, MTTQ các cấp đã tập hợp các tầng lớp Nhân dân, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước, đoàn kết của mỗi người dân Việt Nam, làm nên những thắng lợi to lớn của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử. Đặc biệt, qua 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư, MTTQ các cấp đã đưa công tác mặt trận về với cộng đồng dân cư, từng gia đình và mọi người dân, góp phần thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội từ khu dân cư; phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân.
Qua đây, Chủ tịch nước mong muốn toàn thể Nhân dân vốn đã đoàn kết thì nay đoàn kết hơn nữa để giúp nhau thoát nghèo, cải thiện đời sống, thu nhập, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương, đất nước. Các địa phương cần quan tâm nhiều hơn đối với việc học của con em, đừng để bỏ học giữa chừng. Bởi, theo Chủ tịch nước, việc học là quan trọng, mang đến con đường giúp đồng bào miền núi thoát nghèo bền vững, giúp cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất thuận lợi.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Suối Trai.
Chủ tịch nước đề nghị các cấp lãnh đạo của tỉnh, huyện Sơn Hòa và cấp ủy, chính quyền, ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể xã Suối Trai, bà con các thôn, buôn tiếp tục tăng cường khối đoàn kết toàn dân, tự lực tự cường vươn lên làm giàu chính đáng, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới..., góp phần xây dựng xã Suối Trai nói riêng, cả tỉnh Phú Yên nói chung giàu đẹp, văn minh. Đồng thời, chủ động nắm bắt dư luận, tâm tư, nguyện vọng của người dân, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân để có ý kiến đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp giải quyết.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đến nay đã trở thành hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống Nhân dân, không chỉ đem lại không khí vui tươi, đầm ấm của tình làng, nghĩa xóm được thắt chặt hơn mà thông qua đó, nhiều nét đẹp trong truyền thống văn hóa được khơi dậy và gìn giữ.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.