Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 24 tháng 12 năm 2022 | 21:29

“Ngày hội cua Cà Mau” với nhiều trò chơi dân gian thú vị với cua

UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức khai mạc Ngày hội Cua Cà Mau - Lần thứ I năm 2022, Hội chợ Mua sắm khuyến mại kích cầu tiêu dùng và kết nối sản phẩm OCOP. Tại ngày hội, nhiều trò chơi dân gian về cua lần đầu tiên đã được tổ chức.

Kích thích cung cầu

Phát biểu khai mạc, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức đã nhấn mạnh, Cà Mau là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, nơi thiên nhiên đã ban tặng nhiều món quà vô giá, đó là cảnh quan rừng, biển trù phú, hài hòa với vô số đặc sản làm say lòng du khách. Trong đó, cua biển Cà Mau là loài thủy sản lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam.Với thịt ngọt và chắc, gạch béo, hàm lượng dinh dưỡng cao nên cua Cà Mau được đánh giá là loại cua ngon nhất. Với diện tích nuôi xen canh trên 250.000ha.

“Cà Mau còn là nơi có sản lượng nhiều nhất cả nước, đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, tổng giá trị sản lượng cua bình quân mỗi năm trên 10.000 tỷ đồng. Do đó, cua được xác định là ngành hàng chủ lực của tỉnh, vị thế con cua chỉ đứng sau con tôm” – ông Sử khẳng định. 

Theo ông, Ngày hội Cua Cà Mau là 1 trong các sự kiện thuộc Chương trình “Cà Mau - Điểm đến 2022” với chủ đề “Cua Cà Mau - Điểm hẹn văn hóa ẩm thực.” Đây là dịp để Cà Mau quảng bá hình ảnh, thương hiệu Cua Cà Mau và các loại đặc sản của địa phương; là cơ hội để du khách trong và ngoài nước thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm hương vị đặc sắc của Cà Mau; là dịp để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, ẩm thực với Cà Mau.

Trước khi khai mạc, đã diễn ra lễ hội đường phố với hình thức xe diễu hành. Hàng chục xe tải đã trang trí thể hiện sản vật, văn hóa đặc trưng của địa phương, với ánh sáng rực rỡ, lân trống rộn ràng diễu hành khắp TP. Cà Mau, tạo sự thích thú với nhiều du khách. Ông Trần Hiếu Hùng Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, Cà Mau với sản vật phong phú được nhiều người dân cả nước biết đến, nhưng vẫn chưa có những hoạt động mang tính giải trí, thưởng thức để du khách biết đến. Đặc biệt, người dân vẫn chưa có cơ hội vui chơi thưởng thức sau đại dịch Covid-19, tạo nguồn sinh khí mới trước thềm năm 2023. Nên Ngày hội cua được tổ chức với Hội chợ tiêu dùng Việt – Thái, ngoài đáp ứng nhu cầu đó, còn được tỉnh kỳ vọng là sẽ quảng bá rộng rãi các sản vật của Cà Mau đến nhiều nơi, thu hút được sự quan tâm của du khách. Góp phần cổ vũ, động viên, hỗ trợ cho người dân Cà Mau sản xuất ngày càng nhiều hơn các sản phẩm đặc trưng đặc sắc của địa phương.

Ông Trần Hiếu Hùng còn thông tin, sự kiện này sẽ được tỉnh duy trì thường xuyên, nhằm tạo thói quen tiêu dùng cho du khách và thị trường trong ngoài nước. Qua đó, kích thích sức tiêu thụ nội địa, quảng bá thương hiệu tiêu thụ nước ngoài. Khi đó, sẽ hình thành nên một nghề nuôi cua ở Cà Mau bền vững với các khâu khép kín khoa học theo quy luật thị trường. 

Nhiều trò chơi dân gian về cua được tổ chức

Sáng 24/12, tại Quảng trường phường 5, TP Cà Mau, đã diễn ra cuộc thi đua cua tốc độ và trói cua trình diễn. Theo Ban tổ chức, tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, TP Cà Mau; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các thương lái, người chuyên sản xuất cua và các khu, hộ du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau có đam mê về cua đều được đăng ký tham gia thi đấu.

hai máng đua cua được chuẩn bị cho các tuyển thủ

Lựa chọn sàng lọc đối thủ

Lựa những chiến thủCác chị đang lựa cua để chuẩn bị vào cuộccân tuyển thủ.

Những tuyển thủ chuẩn bị vào cuộc.   Đưa các tuyển thủ vào vạch xuất phát

Theo đó, mỗi cá nhân được đăng ký không quá 5 “cua thủ.” Các “vận động viên cua” thi đấu ở 3 hạng cân gồm: Trọng lượng từ 300gram đến dưới 400gram; từ 400gram đến dưới 500gram và từ 500 gram trở lên. Cự ly thi đấu là 5m và được thi đấu trên đường đua là máng nhân tạo, có chiều ngang 25cm và chiều cao 30cm. Điều lệ đặc biệt là cua đăng ký dự thi phải có nguồn gốc tại các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và một phần huyện Cái Nước (nơi tiếp giáp với Năm Căn, Đầm Dơi). Những khu vực này sẽ được đăng ký không hạn chế số lượng cua thi đấu.

Trong quá trình thi đấu, sau khi trọng tài có hiệu lệnh xuất phát, các “cua thủ” bắt đầu đua. Cua nào về đích trước được xem như thắng cuộc và được tiếp tục vào thi đấu vòng sau. Trong lúc thi đấu, chủ cua được quyền dùng tay hoặc vật dụng chạm lên mu cua (không quá 2 lần) để kích thích, hỗ trợ khi cua đang đua dừng lại.

Anh Nguyễn Hoàng Sử 52 tuổi, một trong số khán giả tại Cà Mau cổ vũ đua cua đã rất ngạc nhiên. Anh kể, khi còn nhỏ, trói cua và đua cua là những trò chơi dân gian của trẻ con lúc rảnh rỗi. Cua là loài chỉ đi ngang, không đi về phía trước - sau, nên mới có câu “ngang như cua", việc trói cua hay điều khiển cua di chuyển theo hướng người thi là rất khó. “Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến trò chơi dân gian trói cua, đua cua được tái hiện với đầy đủ quy cách vừa mới lạ hấp dẫn, nhưng lại thân quen mang đậm đặc trưng của vùng đất Cà Mau". 

Ông Tạ Hoàng Hiện, Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau thông tin: “Giải đua cua năm nay có gần 100 con/mỗi hạng cân đã đăng ký tham gia tranh tài. Trong ngày, Ban tổ chức sẽ kết thúc và trao giải thưởng nhất, nhì, ba cho cả 3 hạng cân. Riêng ở phần thi trói cua, đơn vị huyện Năm Căn đạt giải nhất; đơn vị huyện Ngọc Hiển đạt giải nhì và đơn vị huyện Đầm Dơi đạt giải ba".

Trải nghiệm làm nông dân

Trước đó, ngày 23/12, nhiều du khách đã được trãi nghiệm tự đi câu cắm cua, trói cua tại điểm dừng chân Tư Tỵ ở ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Năm Căn.

Du khách Nguyễn Thành Thật, nhà ở Cần Thơ cho biết, hoạt động câu cua hình thành từ rất lâu đời. Từ xưa, người dân đã dùng cần câu đặc biệt để bắt cua. Theo đó, cần câu không dài, dây câu được kết nối với một đoạn dây chì chứ không phải lưỡi. Đoạn dây chì này có nhiệm vụ giữ chặt mồi để dẫn dụ cho cua ăn. Mồi cua là một mẩu cá tươi, hay con lịch hoặc rắn.

Theo anh Thật, khi cắm câu xong, du khách đi trên bờ quan sát, hễ nhìn thấy dây câu kéo thẳng, cần câu rung nhịp là cua đang ăn mồi. Người đi câu nhẹ nhàng bước xuống mé nước, một tay nhổ cần câu, tay kia cầm vợt thủ sẵn. Kéo nhẹ cần lên khỏi mặt nước, khi nhìn thấy càng cua là nhanh chóng dùng vợt bắt cua. 

Nhưng cũng không dễ, muốn vợt được cua phải nương tay theo chúng, từ từ đưa lên. Cua mê ăn, bỏ chân bám đất, càng kẹp chặt con mồi, theo đà kéo từ từ trồi lên mặt nước. Vừa thấy càng cua hiện ra, người câu dùng vợt xúc thật nhanh, mới tóm gọn được con cua. Nhiều con rất khôn ngoan, nếu kéo nhanh hoặc thoáng thấy bóng người lập tức buông mồi lặn mất tăm, người câu không xúc kịp.

Ở vùng nuôi Cà Mau, cua sau khi câu được đem lên bờ vuông kiểm tra chọn lựa. Người nuôi bóp vào phần vỏ bụng cua, con nào nghe cảm giác cứng tay là bắt, những con cua thân còn cảm giác mềm thì chưa đạt chất lượng, phải thả lại nuôi tiếp. Vì vậy, để đến với tay người tiêu dùng, cua Cà Mau phải được lựa chọn kỹ càng về chất lượng. 

 

Biểu Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top