Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 24 tháng 9 năm 2022 | 13:27

Nghệ An sẵn sàng ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất

Trước tình hình mưa lớn xảy ra liên tục trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh Nghệ An tiếp tục có Công văn chỉ đạo tập trung ứng phó.

Để tập trung ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt một số nội dung cần thiết, tập trung ứng phó diễn biến thời tiết phức tạp.

Tập trung lực lượng, phương tiện, nhất là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai khẩn trương tiến hành khắc phục nhanh các hậu quả do mưa lớn gây ra, khôi phục sản xuất, sớm đảm bảo ổn định đời sống cho người dân bị thiệt hại.

Đồng thời, tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời diễn biến mưa lũ để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Chủ động triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; phòng chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp, bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

 

Các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh

 

Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ, hồ đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Đặc biệt, để bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của người dân và tài sản của Nhà nước, các địa phương, đơn vị phải tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc.

Kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ năng bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro trong mưa lũ; nghiêm cấm người dân vớt củi, đánh bắt cá… trên sông, suối, hạ lưu hồ đập khi đang có mưa lũ để tránh thiệt hại về người; tuyệt đối không để người dân có tư tưởng chủ quan trước, trong và sau mưa lũ; đặc biệt quan tâm, giám sát đối với người già, trẻ em, người khuyết tật sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, phải tập trung kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, các bến đò. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Các địa phương, ngành, đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh (qua Văn phòng thường trực).

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top