Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2023 | 21:3

Nghệ An tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi diễn ra trên địa bàn, chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành chỉ thị tập trung chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yên cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Đặc biệt, áp dụng nghiêm các giải pháp tại Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 19/3/2019 về việc ban hành kịch bản ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh Nghệ An; thành lập các tổ phản ứng nhanh, báo cáo, xử lý ổ dịch khi mới phát hiện, tiêu hủy triệt để lợn bệnh, lợn chết đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học, tránh làm lây lan dịch bệnh.

Chỉ đạo UBND cấp xã huy động lực lượng của địa phương kiểm tra, giám sát, kịp thời thu gom, tiêu hủy xác động vật ngoài môi trường (sông, ngòi, kênh, mương, bãi rác...). Tuyên truyền người dân chủ động phòng bệnh, không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Chủ động bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch (kinh phí hoạt động đoàn liên ngành, tổ, chốt kiểm soát dịch bệnh, kinh phí mua vật tư, vôi bột, hóa chất, vắc xin...); kinh phí triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh DTLCP; rà soát, bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Khẩn trương rà soát, tiêm bổ sung vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi (lở mồm long móng, cúm gia cầm, viêm da nổi cục, dại chó mèo...; đẩy mạnh việc tiêm phòng vắc xin DTLCP cho đàn lợn thịt) đảm bảo đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm. Đặc biệt tại các huyện có tỷ lệ tiêm phòng thấp như Diễn Châu, Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Thanh Chương... Các huyện được hỗ trợ vắc xin, chỉ đạo triển khai tiêm hết số lượng vắc xin được cấp; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin lở mồm long móng (nguồn tỉnh cấp) tại các huyện Thanh Chương, thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Tương Dương.

Phân công lực lượng chuyên môn bám sát địa bàn, tăng cường giám sát đến tận thôn, bản, nhất là khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực nguy cơ cao để phát hiện và xử lý dịch kịp thời. Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp an chăn nuôi toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh.

Hỗ trợ hộ chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh DTLCP, viêm da nổi cục đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách theo chỉ đạo tại công văn số 9496/UBND-NN ngày 03/11/2023 của UBND tỉnh và công văn số 900/CNTY-HCTH.QLDB ngày 15/11/2023 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc hướng dẫn hồ sơ hỗ trợ gia súc bị thiệt hại do bệnh DTLCP và bệnh viêm da nổi cục.

Ảnh minh họa

Các đơn vị liên quan báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch hàng ngày về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y). Đối với các địa phương đang có dịch: Tập trung mọi nguồn lực để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch lây lan, kéo dài và phát sinh các ổ dịch mới.

Địa phương nào chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật, để dịch lây lan diện rộng, tỷ lệ tiêm phòng thấp, không chỉ đạo quyết liệt, không chân chỉnh việc vứt xác động vật ra ngoài môi trường thì chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trong phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là công tác phòng, chống bệnh DTLCP và tiêm phòng vắc xin tại các địa phương trong tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Là cơ quan thường trực trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi, tổng hợp diễn biến tình hình bệnh DTLCP để kịp thời báo cáo, tham mưu phòng, chống dịch phù hợp; chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin... xử lý dịch trong diện hẹp. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu trên hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS); tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu bố trí nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh DTLCP, viêm da nổi cục theo đúng quy định. Sở Tài nguyên Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật.

Công an tỉnh: Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, bắt giữ và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, trốn tránh kiểm dịch qua đường cao tốc Bắc - Nam, bán chạy động vật mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường...

Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường: Phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh DTLCP và các dịch bệnh động vật khác.

Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP để người dẫn không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân không “quay lưng” với thịt lợn, tiếp tục tiêu thụ, sử dụng thịt lợn an toàn góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi.

Các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP và các loại dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi.

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…

  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.

  • Thế hệ trẻ với thiên tai

    Thế hệ trẻ với thiên tai

    Ngày 11/10, tại thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai (13/10) với chủ đề: “Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”.

  • Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế

    Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế

    Ngày 29/9, Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (Thừa Thiên - Huế) tổ chức lễ ra mắt CLB Sách và Văn hóa Huế để thực hiện các hoạt động về sách và văn hóa, cũng như nhằm xây dựng một Không gian sách Huế, hướng tới xây dựng Không gian văn hóa Huế.

  • Trùng tu nhà vườn hơn 140 tuổi ở TP. Huế

    Trùng tu nhà vườn hơn 140 tuổi ở TP. Huế

    Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế - UBND TP. Huế (Thừa Thiên - Huế) vừa tổ chức lễ khởi công công trình trùng tu ngôi nhà vườn tại số 3 Phạm Thị Liên, phường Kim Long.

Top