Khai thác thủy sản là ngành kinh tế biển quan trọng của nước ta trong nhiều năm tới, nhưng thời gian vừa qua, ngư dân nhiều địa phương ở các tỉnh miền Trung đang tìm hướng chuyển nghề. Do đó, rất cần sự hướng dẫn của các ngành chức năng để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho nghề khai thác hải sản ổn định, phát triển.
Số lượng, chất lượng lao động giảm theo từng năm
Việc thiếu nguồn nhân lực trong ngành đánh bắt hải sản không chỉ xảy ra trong thời gian gần đây, mà hiện tượng này đã diễn ra từ nhiều năm trước, hậu quả là nhiều chủ tàu đánh bắt cá rơi vào cảnh lao đao do thiếu nguồn nhân lực.
Vào năm 2018, ông Nguyễn Văn An, thuộc xã Duy Nghĩa (Duy Xuyên, Quảng Nam), chủ tàu QNa-93188, đã phải nhiều lần “xuống nước” thuyết phục người lao động, thậm chí còn ứng trước cho nhân công đi biển 10 triệu đồng/chuyến nhưng vẫn không giữ chân được người làm. Vậy nên, ông không thể ra khơi được.
Không có lao động khiến nhiều tàu phải nằm bờ.
Còn ông Nguyễn Văn Nhất, một chủ tàu đánh bắt xa bờ nhiều năm kể rằng: “Trước đây biển cả rất hào phóng, nhất là thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 tôm cá nhiều lắm. Giờ thì tàu ra biển tốn rất nhiều chi phí mà hiệu quả không cao. Nguồn lợi thủy hải sản vơi cạn, người lao động cũng bỏ nghề đi kiếm ăn xa. Cả làng hiện thiếu đến 50% số nhân lực cần thiết, nên các chủ tàu chỉ còn nước neo thuyền trên bến mà thôi!”.
Xã Quỳnh Lập là địa phương có số lượng tàu cá nhiều nhất tỉnh Nghệ An, với 205 chiếc. Nhờ ngư dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong nghề đánh bắt hải sản trên biển, nên nhiều năm trước người dân ở đây có nguồn thu nhập khá, tạo việc làm cho phần lớn lao động tại địa phương.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay, các chủ tàu tại xã Quỳnh Lập lâm cảnh thiếu hụt lao động trầm trọng. Nguyên nhân do hàng trăm lao động nghề biển bỏ nghề đi xuất khẩu lao động, hoặc làm nghề khác.
Anh Lê Bá Kiên ở xóm Tân Hải, xã Quỳnh Lập, chủ con tàu cá biển kiểm soát NA 92886 TS, công suất máy 580 CV cho biết, trước đây mỗi chuyến ra khơi, trên tàu sử dụng 12 lao động, mọi công việc đánh bắt luôn suôn sẻ và hoạt động hết tần suất. Tuy nhiên, sang năm 2022, nhiều lao động nghề biển theo nhau đi xuất khẩu lao động và chuyển sang nghề khác, một số lao động trên tàu của anh cũng nằm trong số đó. Do số lượng lao động bỏ nghề biển nhiều, khiến chủ tàu nào cũng thiếu lao động, nên giải pháp của anh Kiên là giảm số lao động trên tàu xuống 8 người.
Nguồn nhân lực trong nghề đánh bắt hải sản thiếu do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do nguồn hải sản cạn kiệt, nguyên nhân do các quy định về IUU, nguyên nhân về hạn ngạch, giấy phép khai thác, nguyên nhân về chi phí đầu vào quá cao…là những nguyên nhân làm giảm số lượng, chất lượng đối với ngành đánh bắt hải sản.
Cạn kiệt hải sản và thu nhập thấp là những nguyên nhân giảm nguồn nhân lực
Phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) có hơn 1.200 tàu cá của ngư dân hành nghề giã cào. Kiểu đánh bắt này làm cho sinh vật tầng đáy bị hủy diệt, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt. Do đó, chính quyền tỉnh đã kêu gọi ngư dân chuyển đổi sang nghề khai thác mới thân thiện với môi trường. Tuy vậy, do thiếu vốn, thiếu lao động đi biển có tay nghề nên nhiều tàu đã chấp nhận nằm bờ không đi khai thác. Ông Huỳnh Văn Đàm, một ngư dân ở phường Phổ Thạnh chia sẻ: “Hiện nay, môi trường cạn kiệt, nguồn hải sản ít nên dân đi biển rất khó khăn về vấn đề chi phí”.
Nguồn hải sản cạn kiệt cũng là nguyên nhân giảm nguồn nhân lực.
Lý giải về những khó khăn này, ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 4.500 tàu cá, lao động nghề cá 38.000 người. Theo tính toán, nghề khai thác biển của tỉnh đang thiếu hơn 10.000 lao động. Nguyên nhân của việc thiếu lao động là do lực lượng lao động trẻ mới không bổ sung thêm, nhất là con của những chủ tàu, được học hành, đi làm các nghề khác, không tiếp nối nghiệp biển. Thu nhập thấp từ khai thác hải sản dẫn đến nhiều chủ tàu không đủ khả năng giữ chân lao động, nhiều lao động biển bỏ nghề để vào làm tại các khu công nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã có nhiều giải pháp hạn chế số lượng tàu cá đóng mới, thực hiện chuyển đổi nghề cho các tàu giã cào, tàu cá làm việc kém hiệu quả. Tuy vậy, hiệu quả của hoạt động này chưa cao”.
Nghề khai thác hải sản vất vả, thu nhập không ổn định do nguồn lợi suy giảm nên nhiều người đã bỏ nghề. Ông Nguyễn Văn Trung, Trưởng phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng: “Luật Thủy sản 2017 chính là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này. Cần thực hiện việc giảm số tàu, tăng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn, tái tạo nguồn lợi. Thực hiện các giải pháp này sẽ giúp sản lượng khai thác ổn định, giá trị hải sản và thu nhập của ngư dân tăng lên. Chúng ta phải xét lại số lượng tàu cá, phát triển theo nguồn lợi cho phép”.
Xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu, Nghệ An) là địa phương có nghề truyền thống đánh bắt hải sản lâu đời, với đội tàu cá hùng hậu nhất tỉnh. Khác với trước, câu chuyện làm giàu từ nghề biển, thì nay còn được người dân quan tâm là con em chuyển đổi sang ngành, nghề khác cho thu nhập ổn định, thôn, xóm nhộn nhịp hơn hẳn.
Bà Vũ Thị Vân ở thôn Đại Bắc, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu có 3 người con, đứa đầu năm nay 26 tuổi, đứa út 20 tuổi. Với tầm tuổi này, trước đây đã theo cha đi biển khai thác hải sản, nhưng các con lại quyết tâm theo học các trường đại học, cao đẳng. Không những các con, mà chồng chị là anh Đào Minh Cầu cũng đã chuyển từ nghề truyền thống đánh bắt hải sản, sang đi tàu chở hàng từ vài năm nay.
Không riêng gì gia đình bà Vân, nhiều lao động trẻ ở xã ven biển này cũng chuyển sang làm các ngành, nghề trên bờ. Phổ biến nhất vẫn là xuất khẩu lao động và vào làm công nhân tại các nhà máy. Vì vậy, lao động nghề biển ngày càng giảm dần.
Cần có biện pháp để giải quyết căn cơ vấn đề này
Trong bối cảnh nghề khai thác hải sản ngày càng kém hiệu quả, nhiều rủi ro, ngư dân vùng ven biển Nghệ An đang tìm hướng chuyển nghề. Các địa phương cũng đang tích cực hỗ trợ người dân tái cơ cấu ngành nghề theo hướng giảm tỷ trọng nghề đánh bắt.
Xã Diễn Ngọc được biết đến là vùng biển năng động của huyện Diễn Châu. Không chỉ bám biển đánh bắt hải sản, người dân nơi đây còn phát triển đa ngành nghề như kinh doanh dịch vụ, hậu cần nghề cá, chế biến hải sản... Toàn xã có hơn 7.700 người, thì có 3.000 người liên quan đến đánh bắt, hậu cần nghề cá, còn lại là các ngành, nghề khác.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho biết, ngoài những giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản thì địa phương nỗ lực đẩy mạnh mở rộng đa dạng các ngành, nghề khác nhằm tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay, toàn xã có 47 doanh nghiệp, gần 2.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thương mại, trong đó, có 117 cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đây là hướng mở mới đang được người dân xã Diễn Ngọc quan tâm.
Bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều do ngư dân chuyển đổi nghề
“Hai năm nay, xã Diễn Ngọc bắt đầu thực hiện đề án chuyển đổi nghề bằng hai hướng: Thứ nhất, chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn thanh niên trong độ tuổi tăng cường đi XKLĐ và làm tại các công ty, nhà máy... Trong đó, có công ty vận tải biển ở Hải Phòng đã tuyển dụng gần 300 thanh niên làm công nhân trên tàu hàng. Đây là một nghề phù hợp với lao động dân biển, khi làm việc trên tàu hàng, họ được nhận với mức lương từ 30 - 40 triệu đồng/tháng.
Hướng thứ hai là vận động bà con ngư dân chuyển đổi nghề khai thác thủy sản bằng giã kéo, sang nghề khác thân thiện với môi trường như lưới vây, câu, xúc… Do chuyển đổi nghề hiệu quả nên đến nay xã Diễn Ngọc đã giảm số tàu cá từ 456 tàu xuống còn 232 tàu, đến năm 2030 sẽ giảm xuống chỉ còn 100 tàu cá”, ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ.
Nước ta đang có gần 1 triệu ngư dân đang tham gia khai thác trên biển. Tuy vậy, tình trạng thiếu lao động nghề cá diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, đặc biệt tại khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ. Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, cơ cấu lao động của vùng Tây Nam Bộ có sự dịch chuyển theo hướng tăng ở các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Ông Nguyễn Văn Trung, Trưởng phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng: “Luật Thủy sản 2017 chính là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này. Cần thực hiện việc giảm số tàu, tăng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn, tái tạo nguồn lợi. Thực hiện các giải pháp này sẽ giúp sản lượng khai thác ổn định, giá trị hải sản và thu nhập của ngư dân tăng lên. Chúng ta phải xét lại số lượng tàu cá, phát triển theo nguồn lợi cho phép”.
Ngành khai thác thủy sản là ngành kinh tế biển quan trọng của nước ta trong nhiều năm tới. Để khắc phục những khó khăn hiện nay về lao động nghề cá, các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần thực hiện đầy đủ quy định về đào tạo nghề cho lao động đi biển, ngăn chặn các hành vi lừa đảo, cò mồi lao động đi biển. Về phía các chủ tàu cá, bà con ngư dân cần nắm rõ và chấp hành quy định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, chính bà con ngư dân phải thấy rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong hoạt động khai thác thủy sản để chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Báo Nghệ an, Quân đội nhân dân
Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.
Một buổi sáng trời đầy nắng, hai chiếc xe tải nặng trĩu quần áo, sách vở cùng thầy và trò Trường THPT số 1 Thành phố Lào Cai vượt qua những vạt đồi sạt nham nhở, những cung đường lầy bùn đất về với các em nhỏ xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai). Nơi đây, vừa gánh chịu nỗi đau của trận sạt lở đất kinh hoàng, cướp đi sinh mạng và tài sản của nhiều gia đình, đặc biệt ở Làng Nủ.