Các địa phương ở Thừa Thiên- Huế đang khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai với tinh thần “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”, lực lượng vũ trang cũng được huy động để giúp dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường và sớm ổn định cuộc sống.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên- Huế, hiện nay, lượng mưa giảm, mực nước triều cửa sông giảm nên mực nước các sông đang xuống nhưng còn chậm. Tổng lượng mưa trung bình từ 19h ngày 15/10 và 7h ngày 16/10 khoảng 50-100m, có nơi cao hơn như Rào Trăng 4 là 173mm, Tà Lương 130mm, Khe Ngang 120mm.
Người dân TT- Huế đang khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt với tinh thần “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”.
Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT Thừa Thiên- Huế cho biết, trong suốt thời gian lũ từ 14-15/10, các hồ đã vận hành với lưu lượng xả luôn nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nên đã cắt, giảm đỉnh lũ cho vùng hạ du, và chuẩn bị ứng phó đợt không khí lạnh và bão sắp đến. Hiện nay, các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn. Do nước sông lên cao và ngập úng bởi cường suất mưa lớn, gây ngập cho nhà cửa ước tính có khoảng 19.918 nhà ngập, với độ sâu từ 0,3-0,8m tùy từng vùng và khu vực. Hệ thống đường ở các huyện, thị xã hầu hết cũng ngập úng, bị cô lập. Toàn tỉnh có 37 điểm sạt lở. UBND các huyện, thị xã thành phố Huế đã tổ chức sơ tán di dời 3.687 hộ, 10.322 khẩu đến nơi an toàn.
Vệ sinh nhà cửa, đường giao thông sau khi nước lũ rút.
Mưa, lũ đã làm 3.000 chậu hoa cúc của người dân ở xã Phú Hồ bị ngập nặng; 15 hecta hoa màu xã Phú Hải, huyện Phú Vang và huyện A Lưới bị hư hại. Cùng với đó, khoảng 120 hecta nuôi trồng thủy sản xã Vinh Xuân, xã Vinh An, huyện Phú Vang; xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới bị nước lũ cuốn trôi.
Lực lượng vũ trang cũng huy động lực lượng để giúp dân khắc phục sau mưa lũ.
Theo ghi nhận của PV chiều 16/10, ở Thừa Thiên- Huế trời đã có nắng, tuy nhiên nước rút chậm nên nhiều địa bàn vùng thấp trũng như các huyện Quảng Điền, Phú Lộc và một số nơi tại trung tâm TP. Huế vẫn còn ngập lụt gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, với phương châm lũ rút đến đâu, dọn dẹp đến đó, người dân đã tiến hành phun nước, xịt rửa, lau chùi đồ đạc.
Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên- Huế đã điều động gần 200 cán bộ, chiến sĩ cùng với người dân tiến hành dọn bùn, đất và vệ sinh môi trường tại các tuyến đường TP. Huế.
Mưa lớn và nước lũ dâng cao những ngày qua đã làm nhiều tuyến đường của TP. Huế bị ngập sâu, kéo theo một lượng lớn bùn, đất và rác thải bửa vây, có những nơi lượng bùn, đất dày trên 20cm, ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông đi lại và vệ sinh các tuyến đường. Để giúp địa phương, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên- Huế đã điều động gần 200 cán bộ, chiến sĩ và lực lượng dân quân các phường phối hợp với lực lượng công an, đoàn viên thanh niên cùng với người dân tiến hành dọn bùn, đất và vệ sinh môi trường tại các tuyến đường.
Dọn dẹp bùn đất sau lũ ở các tuyến đường của thành phố Huế.
Chiều nay (16/10), tại buổi kiểm tra các điểm sạt lở tại bờ biển xã Phú Thuận và vùng ngập lụt ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế Lê Trường Lưu đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng tiếp tục có những phương án tối ưu nhất, không để nước biển xâm thực thêm. Nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ thi công kè chống sạt lở bờ biển. Khẩn trướng khắc phục sau mưa lũ và kịp thời động viên các hộ dân bị nước lũ cô lập, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế yêu cầu các địa phương khẩn trướng khắc phục sau mưa lũ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế cũng đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền huyện Phú Vang tiếp tục quan tâm hỗ trợ người dân, tuyệt đối không để người dân đói, rét. Nước rút đến đâu, cấp ủy, chính quyền địa phương huy động lực lượng để giúp dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường để sớm ổn định cuộc sống.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.