Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 1 năm 2023 | 21:29

Nhiều địa phương lên phương án phòng ngừa cháy nổ dịp Tết

Cháy nổ luôn là một mối nguy hại tiềm ẩn nhất là vào thời điểm cuối năm. Ý thức được nguy cơ này, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy luôn chủ động tăng cường công tác kiểm tra, thực tập phương án chữa cháy với phương châm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ xảy ra và nâng cao kiến thức của người dân trong công tác PCCC.

Cảnh giác cao độ với "bà hỏa" dịp tết

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc là dịp lễ lớn nhất trong năm. Đây là thời điểm các gia đình tề tựu, sum vầy bên nhau để thể hiện lòng hiếu kính. Đồng thời, ngày Tết cũng mang nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hoá nên nhu cầu đi lễ chùa cao hơn. Để có một cái Tết vẹn tròn, nhiều gia đình lắp thêm đèn trang trí để nhà cửa lấp lánh hơn. Chính vì vậy, nguy cơ gây cháy nổ do thắp nhang, thờ tự và sử dụng điện thiếu an toàn cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, việc tập kết hàng hoá tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tạp hóa… cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ. Đặc biệt, tại các gia đình có nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như: vàng mã, hàng tạp hóa, đệm mút xốp… thì “bà hoả” có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Những ngày qua, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an TPHCM thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn cháy, nổ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Cảnh sát PCCC&CNCH còn đẩy mạnh hướng dẫn, khuyến cáo các chủ cơ sở, người dân sử dụng thiết bị điện có nguồn gốc rõ ràng; sắp xếp hàng hóa bảo đảm khoảng cách an toàn; thực hiện đốt vàng mã, thắp hương đúng nơi quy định…

Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TPHCM chữa cháy tại một kho hàng trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Nhằm đảm bảo an toàn tại nơi sinh sống, cảnh sát khuyến cáo mỗi hộ gia đình cần bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC. Người dân cần trang bị bình chữa cháy xách tay và mặt nạ lọc độc để kịp thời xử lý tình huống xấu phát sinh.

Đồng thời, cần cẩn trọng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn điện, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã,… Không để các vật liệu dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ, người dân phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

Đối với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nơi thờ tự phải thường xuyên tuyên truyền nâng cao kiến thức về PCCC cho những người làm việc, phục vụ tại chỗ, khách đến thăm, có ý thức chấp hành về PCCC. Ban hành nội quy về PCCC, dự phòng các điều kiện thoát nạn khi có cháy xảy ra.

Chủ động kiểm tra hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện, điện chiếu sáng, dây dẫn điện; phải bố trí khu vực riêng dùng để hóa vàng mã tại các vị trí an toàn, cách xa các vật dụng dễ cháy… cử người trông coi khi khách đến thắp nhang, đèn, để xử lý ngay những trường hợp bất cẩn; hạn chế đến mức thấp nhất việc thắp hương thờ cúng và hóa vàng.

Đặc biệt, để đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất các vụ cháy nổ có thể xảy ra trong dịp cuối năm, điều quan trọng nhất chính là việc người dân, chủ cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại… phải tự nâng cao ý thức chấp hành, thực hiện nghiêm quy định về PCCC để vui Xuân, đón Tết thật an toàn và đầm ấm.

Tương tự, tại Đà nẵng, Một buổi kiểm tra công tác PCCC tại chợ Quán Hộ, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Những ngày cuối năm, lượng hàng hóa về nhiều nhất là tại các gian hàng như vàng mã, quần áo tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ rất cao. Nhìn chung, rút kinh nghiệm từ vụ cháy xảy ra tại đây năm 2015, những tiểu thương đã thực hiện tốt việc sắp xếp hàng hóa đảm bảo an toàn cháy nổ. Ban quản lý chợ cũng đã tăng cường nhắc nhở chủ cơ sở tắt điện khi ra về và hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy xách tay. Bên cạnh một số tiểu thương chấp hành tốt thì cũng có một bộ phận người dân còn lơ là với công tác PCCC. Tại một số gian hàng, các tiểu thương sắp xếp hàng hóa che kín lối đi, tủ để các phương tiện PCCC.

Với phương châm phòng ngừa cháy nổ ngay từ cơ sở, lực lượng công an thành phố Đà Nẵng đã tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề tại các cơ sở kinh doanh, khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao và kiên quyết tạm đình chỉ, mạnh tay xử lý các cơ sở vi phạm quy định an toàn cháy nổ. Công tác tuyên truyền ngay từ cơ sở cũng được đẩy mạnh. Qua đó, cập nhật cho nhân dân những kiến thức mới về tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố. Cùng với sự chủ động phòng ngừa của lực lượng cảnh sát PCCC, mỗi người dân cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt công tác PCCC theo phương châm phòng hơn chống để mọi người, mọi nhà cùng đón một năm mới an toàn./.

Người dân cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cháy nổ?

Mới đây, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an TP. Hà Nội) đưa ra khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn PCCC&CNCH dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội đầu năm 2023.

Phòng Cảnh sát PCC&CNCH cho biết, hiện Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang bước vào mùa hanh. Đặc biệt, nhu cầu sản xuất, mua sắm hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Để ngăn chặn tình trạng cháy nổ xảy ra, Công an TP. Hà Nội đã đưa ra những khuyến cáo đối người dân, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh…

Trong có, các ngành, các cấp, đơn vị, cơ sở tổ chức tốt hoạt động PCCC&CNCH tại chỗ, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC, các quy định đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên và định kỳ tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC để phát hiện và khắc phục kịp thời các nguy cơ gây cháy; xây dựng và củng cố hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; chuẩn bị phương án thoát nạn cho người và tài sản khi cháy xảy ra.

Đặc biệt, tăng cường tuần tra, canh gác 24/24 giờ tại cơ sở và khu dân cư, đặc biệt là vào thời điểm ngoài giờ hành chính, ban đêm, ngày nghỉ để kịp thời phát hiện và dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh.

Đối với các hộ gia đình, cần bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC để loại trừ và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ; cẩn trọng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, sử dụng các thiết bị sinh nhiệt… Không để các vật liệu dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

Người dân cần cẩn trọng khi thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã...

Tại các khu dân cư tập trung nhiều nhà dễ cháy, UBND địa phương cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắm nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC; tổ chức thành lập và vận động quần chúng nhân dân tham gia đội dân phòng và xây dựng các phương án chữa cháy tại các khu dân cư…

Đối với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nơi thờ tự phải thường xuyên tuyên truyền nâng cao kiến thức về PCCC cho những người làm việc, phục vụ tại chỗ, khách đến thăm, có ý thức chấp hành về PCCC; ban hành nội quy về PCCC, dự phòng các điều kiện thoát nạn khi có cháy xảy ra.

Công an Hà Nội yêu cầu hạn chế đến mức thấp nhất việc thắp hương thờ cúng và hóa vàng. Khi cần thiết phải thắp hương thờ cúng để phục vụ cho việc hành lễ, cúng, tế phải có người trông coi, dụng cụ đỡ nhang, đèn bố trí nơi chắc chắn, cố định, tránh ngã, đổ.

Bên cạnh đó, các cơ sở này cũng được yêu cầu chủ động trang bị phương tiện chữa cháy, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy hiện có để đảm bảo hoạt động tốt khi có cháy xảy ra; tổ chức cho các tăng, ni, lực lượng bảo vệ tập luyện sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ và cách xử lý khi có cháy, nổ xảy ra.

Cuối cùng, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo, khi xảy ra cháy phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh biết; ngắt nguồn điện; sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu (như bình chữa cháy xách tay, họng nước chữa cháy vách tường, chăn chiên…) đồng thời gọi báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số điện thoại 114 và tích cực tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn...

 
Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top