Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 9 năm 2022 | 14:29

Nhiều địa phương ra quân dọn dẹp rác sau bão

Sau bão Noru đi qua, nhiều địa phương đã ráo riết ra quân nhanh chóng giải phóng rác, thu gom cành cây gãy đỗ trên đường phố, khu dân cư nhằm đảm bảo giao thông đi lại và ổn định môi trường sống cho nhân dân.

Gần 2.000 công nhân môi trường Đà Nẵng ra quân dọn dẹp sau bão

Ông Võ Lê Anh, Chủ tịch UBND phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết, ảnh hưởng bão số 4 nên lượng rác, cây xanh ngã đổ trên các tuyến phố rất nhiều, địa phương huy động lực lượng dân quân tập trung thu dọn cây xanh nhằm đảm bảo giao thông đi lại.

“Do ảnh hưởng bão số 4 nên trên địa bàn phường nhiều cây xanh ngã đổ, đặc biệt trên các tuyến đường chính cản trở giao thông của người dân qua lại. Chúng tôi đã huy động lực lượng dân quân thường trực và dân quân cơ động của phường để dọn dẹp đảm bảo thông thoáng cho người tham giao thông”, ông Võ Lê Anh cho hay.

Lực lượng dân quân thường trực phường Hoà Thuận Tây tham gia cắt tỉa dọn cây xanh sau bão.

Theo thống kê ban đầu tại thành phố Đà Nẵng, bão số 4 làm hơn 1.840 cây xanh ngã đổ, tập trung trên các tuyến đường ven biển. Ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết: đơn vị đã huy động gần 2 ngàn công nhân dọn vệ sinh môi trường và 70 phương tiện tham gia cắt tỉa cây xanh.

“Hiện nay, Sở đang chỉ đạo để tổng dọn vệ sinh trên địa bàn thành phố, xử lý dứt điểm vệ sinh môi trường khu vực trung tâm, tập trung số lượng cây xanh lớn mặt độ dân cư đông đúc có khả năng phát sinh rác nhiều ở 30 tuyến đường. Các khu vực còn lại chúng tôi tập trung để hoàn thành trước 19 giờ ngày mai. Hiện tại, qua kiểm tra thực tế chưa phát sinh rác sông biển. Sở đã chủ động phương án và huy động phương tiện và lực lượng để sẵn sàng khi phát sinh rác sông biển chúng tôi tổ chức thu gom", ông Võ Nguyên Chương cho hay.

Tương tự, ngày 28/9, Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) huy động toàn bộ lực lượng công nhân làm việc trực tiếp và cán bộ gián tiếp gồm 500 công nhân và phương tiện chuyên dụng, nhanh chóng giải phóng rác, thu gom cành cây gãy đỗ trên đường phố, khu dân cư ở TP. Huế, và các huyện thị Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà.
 
 
Công nhân HEPCO dpnj vệ sinh môi trường sau bão Noru tại TP. Huế.

 
Với mục tiêu nhanh chóng khắc phục, HEPCO còn tăng ca sớm so với thường lệ vào buổi chiều và đến 22 giờ cùng ngày để thu gom với khối lượng rác dự kiến hơn 1.000m3 nhằm trả lại môi trường thông thoáng sạch sẽ trên các tuyến đường. Không chỉ thu gom rác, vệ sinh cây xanh bị ngã đỗ, công nhân HEPCO kết hợp thu dọn các vật dụng hư hỏng, pano, áp phích... rơi trên các tuyến phố để tiến hành xử lý theo đúng quy định.

Chị Phạm Thị Hoa Cúc, công nhân thuộc Tổ vệ sinh môi trường Nam Sông Hương (TP. Huế) cùng đồng nghiệp đang thu dọn cành rác trên đường Nguyễn Huệ chia sẻ, khi đơn vị điều động làm tăng ca, anh chị em công nhân đã tập trung 100% quân số cùng với phương tiện  đảm bảo thu gọn không để rác ùn ứ và xử lý các cành cây, các bảng biểu... do bão bị ngã đổ để phố sá sạch đẹp, giao thông ổn định qua lại thông suốt.

Cách xử lý nước ăn uống, sinh hoạt sau mưa bão

Ở những vùng bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy làm tăng nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, lỵ, thương hàn... và các bệnh ngoài da. Vì vậy khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt là việc làm cấp bách sau mỗi đợt lũ, lụt xảy ra.

Xử lý nước ăn có thể bằng phương pháp lý học hoặc phương pháp hóa học. Khử trùng bằng phương pháp lý học bằng cách đun sôi hoặc chiếu xạ, bảo đảm nước uống an toàn. Phương pháp này đơn giản nhưng lại không thực tế, khó tiến hành trong và sau lũ, lụt do không có chỗ để đặt bếp đun, không có nhiên liệu đốt và tốn kém...

Loại hóa chất đang được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là cloramin B và cloramin T. Đây là những hóa chất mà Bộ Y tế cấp cho các địa phương để xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão, lụt. Cloramin B hoặc cloramin T được sử dụng dưới hai dạng: viên 0,25g mỗi viên có thể dùng cho 25 lít nước và bột có hàm lượng clo hoạt tính thường là 25%.

Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lệ Thủy, Quảng Bình tiến hành khử khuẩn nước sinh hoạt bằng dung dịch Cloramin B cho hộ dân sau mưa lũ

Nếu khử trùng bằng bột cloramin B thì theo tỷ lệ sau: 30 lít nước cần 0,3g cloramin B 25%. Có thể dùng thìa canh để đong bột hóa chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10g, như vậy để khử 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa canh bột cloramin B. Lượng hóa chất khử trùng này phải được hòa tan đều trong nước và để sau 30 phút là có thể dùng được nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được. Nếu nước đục, lọc qua vải sạch hoặc gạn nước trong. Nước định khử trùng phải để trong bình không ăn mòn, đậy kín. Tùy theo nồng độ clo trong hóa chất mà dùng liều lượng phù hợp. Khuấy nước đã được xử lý thật kỹ rồi để yên trong 30 phút, dụng cụ chứa nước cần có nắp đậy, nước sẽ hơi có mùi clo. Nếu nước đã xử lý có mùi clo quá mạnh, để nước đứng yên tiếp xúc với không khí vài giờ hoặc đổ nước từ bình này sang bình khác vài lần.

Xử lý nước băng viên aquatabs, đây cũng là một loại hóa chất khử trùng bằng clo hoạt tính được đóng thành viên có thành phần chủ yếu là dichloroisocyanurate natri, khi hòa tan vào nước sẽ giải phóng ra clo. Viên aquatabs được đóng dưới dạng viên nén với 4 loại hàm lượng: 3,5mg để khử trùng cho thể tích nước tương ứng là 1 lít nước, 17mg để khử trùng 5 lít, 67mg để khử trùng 20 lít nước và 500mg dùng để khử trùng 150 lít nước.

Cách xử lý nước giếng sau bão

Nguyên tắc: Ngay khi nước rút, cần xử lý nước và môi trường ngay, thực hiện nguyên tắc “nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó”. Đối với giếng khoan chỉ cần bơm hết nước đục và bơm thêm 15 phút nữa bỏ nước đi, sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm và sàn giếng.

Đối với giếng khơi, quy trình xử lý cần kỹ hơn. Sau đây là 3 bước xử lý giếng khơi:

Bước 1. Thau rửa giếng nước

Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng; tháo bỏ nắp và nilông bịt miệng giếng; dùng nước giếng dội lên thành cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng và sàn giếng. Múc hoặc dùng máy bơm hút cạn nước, rồi thau vét giếng.

Nếu không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung. Nếu tất cả các giếng trong khu vực đó đều không thể thau vét được thì xử lý tạm thời bằng cách: múc vài chục lít nước lên bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau mức nước giếng xuống thấp thì tiến hành thau rửa.

Bước 2. Làm trong nước giếng

Dùng 50g phèn chua cho 1 m3 nước, tối đa 100g/m3 nếu nước đục nhiều. Hoà tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần. Sau đó, để 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết.

Nếu không có phèn chua để làm trong nước: làm một bể lọc cát tạm thời bằng một thùng, xô hay vại thể tích khoảng 20-30 lít, đục một lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít đá hoặc gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25-30cm. Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong thì lấy để khử trùng.

Bước 3. Khử trùng giếng nước:

Hóa chất khử trùng: Cloramin B với liều 10g/m3 hoặc Clorua vôi 20% (13g/ m3), hoặc Clorua vôi 70% (4g/ m3).

Cách xử lý: hoà lượng hoá chất nói trên vào một gầu nước, lưu ý phải khuấy cho tan hết, rồi tưới đều gầu nước này vào giếng. Thả gầu cho chìm sâu rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có mùi Clo thì thôi. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý: dù sau lũ lụt, nước giếng trong, vẫn phải khử trùng trước khi sử dụng. Nước đã khử trùng vẫn phải đun sôi mới được uống. Trong trường hợp không có hoá chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top