Để chủ động ứng phó với diễn biến nguy hiểm của cơn bão Noru (bão số 4), các cơ quan ban, ngành, địa phương đang ráo riết bổ sung kế hoạch, phương án và các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1136/QĐ-TTg ngày 26/9/2022 thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để chỉ đạo ứng phó với bão số 4 đặt tại TP. Đà Nẵng.
Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai làm Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo tiền phương.
Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, NN-PTNT, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Người dân khẩn trương đưa tàu thuyền vào bờ tránh bão
Ban chỉ đạo tiền phương có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 4 bảo đảm kịp thời, hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng nhân dân, hạn chế thiệt hại do bão; chỉ đạo, giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh; thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, ngay lúc này, nhiều địa phương như Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng là các địa phương đầu tiên thông báo cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh bão số 4 (Noru).
Cụ thể, Chiều 26/9, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Định Đào Đức Tuấn cho hay, sở đã ban hành văn bản chỉ đạo tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho học sinh, học viên nghỉ học từ ngày 27/9 để phòng tránh bão Noru cho đến khi có thông báo mới.
Tương tự, Sở GD&ĐT Quảng Trị vừa có văn bản gửi Phòng GD&ĐT, trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị trực thuộc sở; trường Phổ thông liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn du học, cơ sở dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh thông báo về việc triển khai một số biện pháp ứng phó bão Noru (bão số 4) và mưa lũ.
Theo đó, các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh thông báo cho học sinh nghỉ học kể từ 12h45 ngày 27/9 đến khi kết thúc hình thể thiên tai nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên
Tại Thừa Thiên - Huế, tất cả học sinh, sinh viên nghỉ học trong 2 ngày ngày 27-28/9 để phòng, chống bão số 4.
Trước đó, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã thông báo tạm dừng việc dạy và học trên địa bàn tỉnh từ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới.
Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã yêu cầu cấm các phương tiện hoạt động trên biển kể cả hoạt động vận chuyển khách ra vào Đảo Lý Sơn từ 12 giờ ngày 26/9. Ngoài ra, tỉnh cũng lên kế hoạch di dời dời 24.571 hộ với 84.426 khẩu tại các huyện, thị ven biển đến nơi tránh trú an toàn trước 10 giờ ngày 27/9.
Tạm đóng cửa một số sân bay trong vùng bão Noru đổ bộ
Để người dân không bị đói rét, UBND Tỉnh Quảng Nam đã cấp 220 tấn gạo cho người dân vùng nguy cơ bị cô lập. Theo đó, ngày 26/9, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh này đã quyết định cấp hơn 220 tấn gạo cho các huyện vùng cao để dự trữ, cấp phát cho người dân trong trường hợp bão Noru đổ bộ gây sạt lở, cô lập.
Theo ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho biết, để sẵn sàng cho công tác ứng phó với bão số Noru, huyện huyện đã chỉ đạo lên phương án di dời hơn 5.000 nhân khẩu ở những vùng sạt lở và có nguy cơ sạt lở để nơi an toàn nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân. Ngoài ra, huyện cũng đã chuyển cho mỗi xã gần 10 tấn gạo để phát, đảm bảo người dân không thiếu lương thực, thực phẩm trong khoảng thời gian từ 10 -15 ngày nếu trường hợp bị cô lập do mưa bão.
Trongc ùng diễn biến, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa yêu cầu Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác an toàn bay, không cho phép máy bay, cất/hạ cánh khi có tình huống xấu của thời tiết trong khu vực bị ảnh hưởng của bão Noru.
Thông báo từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đang theo dõi sát diễn biến, đường đi của bão Noru và trong ngày 26/9 sẽ có quyết định tạm đóng cửa một số sân bay trong vùng bão đổ bộ để đảm bảo an toàn hàng không, trước ảnh hưởng của cơn bão được đánh giá mạnh nhất 20 năm trở lại đây.
Việc quyết tạm đóng cửa một số sân bay được Cục Hàng không Việt Nam thực hiện theo chỉ đạo từ Bộ GTVT trước diễn biễn của bão Noru.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác an toàn bay, không cho phép máy bay, cất/hạ cánh khi có tình huống xấu của thời tiết trong khu vực bị ảnh hưởng của bão.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.