Trận mưa lớn kèm theo gió xảy ra vào tối 7/5 trên địa bàn các huyện tỉnh Nghệ An đã làm nhiều diện tích lúa xuân bị đổ.
Tại huyện Thanh Chương, tính đến 15h30 ngày 8/5, mưa lớn kèm gió lốc làm thiệt hại nhiều diện tích hoa màu của người dân. Cụ thể, tổng diện tích lúa bị thiệt hại 30-70% là 20,75ha; diện tích lúa bị thiệt hại trên 70% là 2,7ha, tập trung ở các xã Thanh Dương, Thanh An, Thanh Hà, Cát Văn, nặng nhất là Thanh Phong. Ngoài ra, diện tích ngô bị thiệt hại 3ha tại xã Thanh Phong….
Theo thống kê, toàn huyện Hưng Nguyên có khoảng 290ha lúa bị đổ gãy và nhiều diện tích bị đổ rạp. (Ảnh: Cổng TTĐT Hưng Nguyên)
Hầu hết diện tích lúa bị đổ đang chuẩn bị cho thu hoạch. Các địa phương có diện tích lúa đổ nhiều như xã Hưng Tây 190 ha, Hưng Phúc 30 ha, Long Xá 25 ha…
Theo thống kê, toàn huyện Hưng Nguyên có khoảng 290ha lúa bị đổ gãy và nhiều diện tích bị đổ rạp.
Để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại về năng suất cũng như chất lượng lúa vụ xuân, nông dân cần kiểm tra diện tích lúa đổ gãy rồi triển khai các giải pháp khắc phục. Đối với những diện tích lúa bị đổ rạp, bà con khẩn trương dựng và buộc lại cho cây lúa đứng thẳng.
Theo dự báo, mấy ngày tới, thời tiết cực đoan, có khả năng xảy ra dông, lốc, vì vậy, cần có các giải pháp để đối phó với thiên tai, hạn chế thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.