UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động trang trí, tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật chào năm mới, mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão năm 2023.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí tạo không khí vui tươi, lành mạnh, đảm bảo an toàn tiết kiệm. Theo kế hoạch, khâu trang trí để “Chào năm mới 2023” sẽ phải hoàn thành trước ngày 25/12. Cụ thể gồm; tổ chức trang trí tiểu cảnh, thảm hoa, cây cảnh. Chỉnh trang, bổ sung đèn chiếu sáng nghệ thuật, trang trí đèn led nghệ thuật; trang trí cờ hoa, khẩu hiệu trên các tuyến đường chính, khu vực trung tâm.
Tại khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các hoạt động trang trí, tuyên truyền, chỉnh trang bồn hoa, cây cảnh và tạo các cụm tiểu cảnh, thảm hoa, đèn trang trí... mừng Đảng, mừng Xuân. Tổ chức trang trí cổng chào, treo cờ, trang trí ở các đường làng, ngõ xóm, khu phố..., vận động nhân dân treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc tại các hộ gia đình và thực hiện tổng vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí với quy mô phù hợp đảm bảo an toàn và hiệu quả…
Đối với Tết Dương lịch, UBND tỉnh yêu cầu tổ chức các hoạt động trang trí, tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ “Chào năm mới 2023” với quy mô, hình thức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tối 31/12/2022, sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật “Chào năm mới 2023” tại Quảng trường Hồ Chí Minh.
Ảnh minh họa
Đối với Tết Nguyên đán sẽ tổ chức Đêm hội Sắc Xuân miền Tây tại huyện Nghĩa Đàn; Ngày thơ Việt Nam; Hội Báo Xuân Nghệ An năm 2023. Tổ chức các hoạt động trang trí, tuyên truyền, tổ chức không gian Tết truyền thống, trưng bày triển lãm ảnh chuyên đề mừng Đảng, mừng Xuân tại các Bảo tàng, Thư viện, Quảng trường Hồ Chí Minh, Trung tâm Văn hoá tỉnh, Khu di tích Kim Liên để phục vụ nhân dân. Tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật tại Trường quay Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Nghệ An (mời các nhóm nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ của quê hương Nghệ An thành danh tham gia chương trình). Tổ chức chương trình đón Giao thừa; tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, thương mại, chợ hoa, trưng bày Tết và tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, trò chơi dân gian, chiếu phim, du lịch, lễ hội... tại các địa phương.
UBND TP. Vinh được giao chủ trì xây dựng kịch bản, tổ chức Đêm hội Giao thừa, diễn ra từ 20h30 - 24h00, ngày 21/01/2023 (tối ngày 30 Tết), tại sân khấu bán nguyệt Quảng trường Hồ Chí Minh.
UBND tỉnh cũng yêu cầu phải tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong các hoạt động quảng cáo dịch vụ văn hoá, kiểm tra các hoạt động văn hoá tâm linh tại các di tích gắn với lễ hội trong dịp Tết Dương lịch, trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Đồng thời, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn phục vụ nhân dân vui Tết, đón Xuân an toàn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.