Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 31 tháng 7 năm 2023 | 11:47

Nhiều tỉnh ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng do mưa, lốc xoáy

Những ngày qua, trên địa bàn nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã xảy ra có mưa lớn kèm theo lốc xoáy gây thiệt cả về người, tài sản, đặc biệt trong đó có hàng nghìn ha lúa các loại. Sau khi mưa lốc xảy ra chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục.

Thiệt hại nặng về người và tài sản

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, tính đến trưa 30/7 đã có 59 căn nhà của người dân tại các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai bị mưa lớn kèm lốc xoáy làm thiệt hại, trong đó có 7 căn sập và 52 căn tốc mái.

Tại xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, mưa lớn kèm lốc xoáy đã gây sập hoàn toàn một căn nhà, làm chết 1 người, bị thương 1 người. Ngay sau sự việc xảy ra, UBND tỉnh Bạc Liêu đã cử đoàn đến thăm hỏi và động viên gia đình có người chết và bị thương tại xã Vĩnh Lộc. Các địa phương cũng đã kịp thời cử lực lượng xuống hiện trường giúp đỡ người dân khắc phục thiệt hại.

Mưa to kèm giông lốc khiến hàng trăm căn nhà ở ĐBSCL bị sập, tốc mái.

Ngày 30/7, ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu cùng các lực lượng chức năng của tỉnh đã đến huyện Hồng Dân, thăm hỏi gia đình có người tử vong, khẩn trương giúp hộ dân khắc phục sự cố thiên tai, hỗ trợ tiền mai táng phí cho gia đình có người tử vong. Đồng thời chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu dồn sức cứu chữa bệnh nhân Đặng Văn Đũng, hiện đã qua cơn nguy kịch.

Trước đó, đêm 29/7, tại ấp Vĩnh Thạnh, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân có lốc xoáy khiến căn nhà của vợ chồng anh Đặng Văn Đũng (37 tuổi) và chị Đặng Kim Mến (36 tuổi) đổ sập. Vách tường mặt trước và các phần khác của ngôi nhà đè trúng 2 vợ chồng, khiến chị Mến tử vong, anh Đũng bị thương nặng. Sự cố cũng làm người con trai 10 tuổi bị thương nhẹ ở chân.

Ở Bạc Liêu mưa lớn kèm lốc xoáy đã làm sập và tốc mái gần 60 căn nhà, (Ảnh: VOV).

Tại tỉnh Hậu Giang, từ tối ngày 29 đến chiều ngày 30/7, mưa lớn kéo dài đã gây ngập cục bộ nhiều tuyến đường ở thành phố Vị Thanh. Mưa lớn kèm lốc xoáy cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến hơn 20.000 ha diện tích lúa thu đông đã xuống giống và khoảng 15.000 lúa hè thu chín bước vào thời điểm thu hoạch. Đồng thời, làm sập, tốc mái 10 căn nhà của người dân ở huyện Vị thủy và thành phố Vị Thanh, trong đó có 3 căn bị sập hoàn toàn.

Ông Lê Hồng Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long Mỹ cho biết, hiện huyện Long Mỹ đã thu hoạch được khoảng 12.000ha lúa hè thu, trong tổng số gần 18.000 lúa trong toàn huyện. Đối với diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch, những ngày qua mưa bão đã làm đỗ ngã khoảng 150ha, ước tỷ lệ thiệt hại từ 10-35%. Hiện nhiều diện tích lúa hè thu và lúa thu đông mới gieo sạ có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng do mưa dầm kéo dài từ đêm qua đến nay.

Huyện cũng đã vận động nhân dân khẩn trương thu hoạch để dứt điểm lúa Hè thu không để ngập úng. Các địa phương phối hợp với các trạm bơm ở các khu vực đang sản xuất lúa có hoạch hoạch bơm đảm bảo cây lúa không bị ngập úng. Hiện nay bà con cũng đã ngưng xuống giống lúa Thu đông, ông Việt nói.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, mưa lớn trong những ngày qua đã làm gần 5.000ha lúa tại địa phương bị thiệt hại, trong đó có 3.600ha lúa hè thu sắp thu hoạch và hơn 1.300ha lúa thu đông vừa xuống giống.

Mưa giông khiến nông dân tỉnh Hậu Giang gặp khó khăn trong thu hoạch lúa hè thu, (Ảnh:VOV).

Ngày 30/7, mưa lớn kèm giông lốc xuất hiện tại nhiều địa phương ở Cà Mau, khiến nhiều nhà dân bị sập, tốc mái. Trước tình hình trên, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Rạng sáng 30/7, trên địa bàn huyện U Minh xuất hiện mưa lớn kèm theo giông lốc đã làm sập, tốc mái 89 nhà dân tại địa bàn các xã như Khánh Thuận, Khánh Tiến, thị trấn U Minh... Ước tính tổng thiệt hại hơn 5,6 tỷ giông.

Tại thành phố Cà Mau, lốc xoáy đã làm sập và tốc mái trên 55 nhà dân, ước thiệt hại hơn 1 tỷ giông. Chỉ riêng địa bàn Phường 6 đã có 35 căn nhà bị tốc mái, trong đó 1 căn nhà bị sập hoàn toàn; 1 người bị thương nhẹ. Rạng sáng cùng ngày, tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, giông lốc khiến 26 căn nhà dân bị tốc mái, với tổng thiệt hại trên 800 triệu giông.

Nhận được tin báo của người dân, lực lượng chức năng các địa phương đã nhanh chóng phối hợp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các lực lượng dân quân, đoàn thanh niên đến hỗ trợ và giúp đỡ các hộ dân lợp mái nhà bị tốc, dọn dẹp các vật dụng, cây cối... Lãnh đạo các địa phương cũng đã thành lập nhiều đoàn công tác kịp thời xuống thăm hỏi, độ viên, hỗ trợ tiền, giúp người dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ thời điểm Cà Mau chịu ảnh hưởng bão số 1 đến nay, thiên tai đã chìm 7 phương tiện; 645 căn nhà bị thiệt hại (trong đó: sập 146 căn; tôc mái, hư hỏng 499 căn); ngã đổ 39 cây xanh, 114,4 ha rừng, hơn 18ha chuối, 3ha rau màu; sập, ngã 6 trụ điện, hư hỏng 1 trạm biến áp. Ngoài ra, sóng lớn làm một đoạn kè cừ bản nhựa bị sụp, lún phần mặt bêtông với chiều dài khoảng 50m; 7 vụ sạt lở đất ven sông, với tổng chiều dài 337m. Lũy kế từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây ra thiệt hại về tài sản gần 25 tỷ giông.

Nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Từ rạng sáng đến trưa 30/7, cơn mưa to kéo dài làm tuyến tỉnh lộ 955B (xã Châu Lăng, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) và nhiều tuyến ở TP. Long Xuyên (Cà Mau), nước thoát không kịp bị ngập nặng. Cụ thể, tại đường số 11 và các đường nhánh nằm ngang trong khu hành chính Long Xuyên (phường Mỹ Hòa, TP.Long Xuyên) đã lênh láng nước. Đoạn ngập sâu nhất gần 30cm. Cơn mưa kéo dài khiến nhiều xe bị tắt máy giữa đường. Người dân bì bõm đẩy xe lội trong nước.

Đường số 11 và các đường nhánh nằm ngang trong khu hành chính Long Xuyên (phường Mỹ Hòa, TP.Long Xuyên) lênh láng nước.

Tại khu chung cư Bắc Hà Hoàng Hổ (phường Mỹ Hòa, TP.Long Xuyên) nhiều tuyến đường vào khu vực này cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mặt đường ngập sâu khiến việc đi lại của người dân vô cùng vất vả. Sóng nước từ các xe lớn khiến một số người đi xe máy ngã nhào.

Anh Hòa sống ở khu chung cư Bắc Hà Hoàng Hổ cho biết cách đây một tuần, đoạn đường này cũng ngập sâu sau mưa lớn. 7 giờ ngày 30/7, tôi đứng từ trên cao nhìn xuống thấy nước đã ngập lênh láng. Nhiều xe máy và ô tô nhỏ không dám lưu thông qua khu vực ngập lo sợ bị chết máy. Mưa khoảng 15 - 20 phút là đường đã ngập, nước lại lâu rút. Tôi cảm giác đoạn đường này ngày càng ngập nặng.

Anh Thế Nhân, ở đường số 11, khu trung tâm hành chính Long Xuyên cho biết, rạng sáng nay, mưa lớn kéo dài khiến hệ thống cống thoát nước và hệ thống kênh mương không kịp thoát, cộng thêm các công trình ở đây đang thi công có thể làm vật liệu rơi xuống ống cống gây tắc nghẽn dẫn đến các đoạn đường này bị ngập nghiêm trọng.

Sáng 30/7, cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ đã làm tuyến tỉnh lộ 955B qua địa bàn xã Châu Lăng và xã Lương Phi (huyện Tri Tôn) ngập sâu trong nước, có nơi gập gần 1m. Nước chảy xiết khiến giao thông qua lại gặp nhiều khó khăn. Nước cũng tràn vào nhiều nhà dân và công ty nằm ven đường làm hư hỏng tài sản.

Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong rạng sáng ngày 30/7, toàn tỉnh Cà Mau đã có 170 căn nhà bị thiệt hại do giông lốc cà mau.

Tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến chiều ngày 30/7, khiến nhiều tuyến đường ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) bị ngập, có nơi bị ngập sâu hơn 0,5m. Ngập úng cục bộ cũng xảy ra ở khu vực ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương và khu vực xã Cửa Cạn (TP.Phú Quốc). Nhiều nơi ngập sâu khiến người dân đi lại khó khăn, xe chết máy, nhiều nhà dân bị ngập nặng, phải tìm cách kê cao đồ đạc trong đêm.

Theo Đài khí tượng thủy văn Kiên Giang, khu vực vùng biển Kiên Giang sẽ có mây thay đổi, mưa và cục bộ có nơi mưa to; gió Tây đến Tây Nam cấp 5, có lúc giật cấp 6, cấp 7 và độ sóng cao khoảng 2m. Vì vậy, trong ngày 307, các tuyến phà, tàu cao tốc từ đất liền đi thành phố Phú Quốc và ngược lại vẫn tạm ngừng hoạt động.

Trước đó, chiều ngày 29/7. do ảnh hưởng bão số 2, chính quyền và ngành chức năng ở địa phương yêu cầu toàn bộ tàu thuyền từ đất liền đi các đảo (Kiên Hải, Phú Quốc, Kiên Lương, Hà Tiên) và ngược lại phải tạm dừng hoạt động. Hành khách đặt vé trước được các đơn vị khai thác tàu hỗ trợ giữ vé chuyển ngày, hoặc trả lại vé. Mưa lớn cũng khiến nhiều du khách bị kẹt lại ở TP. Phú Quốc, một số du khách đã di chuyển bằng đường hàng không. Trong ngày 29/7, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang cũng kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn ở TP. Phú Quốc hỗ trợ suất ăn, giảm tiền phòng cho du khách.

Qua các trận mưa, giông xảy ra trên địa bàn các tỉnh ở ĐBSCL gần đây cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tình hình sản xuất của người dân. Trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, kéo theo hậu quả ngày càng lớn, thiết nghĩ chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng ngoài việc khắc phục thiệt hại khi mưa giông gây ra còn còn vận động, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp chung tay triển khai các giải pháp để giảm tác động đến khí hậu, từ đó làm chậm quá trình diễn ra biến đổi khí hậu.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top