Chiều 29/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thường kỳ quý IV năm 2023, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Chủ trì buổi họp báo gồm ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Đào Xuân Yên,Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Tham dự buổi họp báo có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan cùng các cơ quan báo chí trong tỉnh và các cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh.
Họp báo quý IV năm 2023 thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi nghe báo cáo nhanh của ông Nguyễn Trọng Trang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, định hướng nhiệm vụ năm 2024, đại diện các cơ quan báo chí đánh giá cao và gửi lời chức mừng đến tỉnh Thanh Hóa về những kết quả đã đạt được trong năm 2023.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề “nóng” cũng được các cơ quan báo chí quan tâm, đặt câu hỏi, đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh làm rõ như: Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai; nâng cao chỉ số PCI; công tác hỗ trợ kinh phí nâng cấp di tích văn hóa, lịch sử; giải pháp xử lý nợ đọng bảo hiểm xã hội...
Trước những vấn đề các cơ quan báo chí nêu, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan đã tiếp thu, trả lời và làm rõ các vấn đề.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá - Nguyễn Trọng Trang báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các phóng viên, cơ quan báo chí trong thời gian qua. Đồng thời làm rõ thêm một số vấn đề các phóng viên cơ quan báo chí quan tâm.
Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu về trường hợp hàng chục hộ dân thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đã được cấp sổ đỏ nhưng không biết đất nhà mình nằm ở vị trí nào, thu tiền bán đất nhưng không nộp vào ngân sách Nhà nước; hàng chục cơ sở chế biến gỗ keo trên địa bàn tỉnh vi phạm đất đai nhiều năm, mặc dù đã bị xử lý, yêu cầu dừng hoạt động. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế vẫn hoạt động bình thường.
Thông tin về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thẳng thắn: Văn bản chỉ đạo thì nhiều, tuy nhiên, cách giải quyết và trả lời của các huyện là chưa rõ. Đề nghị ngay sau buổi họp báo, Văn phòng UBND tỉnh ra văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện thực hiện nghiêm các chỉ đạo đã có, báo cáo kết quả xử lý về UBND tỉnh, nếu không thực hiện sẽ kiểm điểm trách nhiệm…
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - Đỗ Minh Tuấn giải đáp những câu hỏi của các nhà báo.
Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các phóng viên, các cơ quan báo chí đã đồng hành và có những chia sẻ, góp ý thẳng thắn trên tinh thần xây dựng về những vấn đề dư luận quan tâm như: Vấn đề liên quan đến công tác báo chí xuất bản; việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí; vấn đề giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh..., đĐể Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các địa phương và các ngành, đơn vị nắm bắt, chỉ đạo kiểm tra, xử lý và điều chỉnh kịp thời.
Đồng thời, đề nghị các ban, ngành chức năng của tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc cung cấp, trao đổi thông tin kịp thời trước những vấn đề dư luận quan tâm một cách đầy đủ, chính xác, đúng thẩm quyền.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn mong muốn trong thời gian tới, các cơ quan báo chí trong tỉnh và đội ngũ phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí Trung ương hoạt động trên địa bàn tỉnh tiếp tục chia sẻ, đồng hành với tỉnh trong quá trình phát triển.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.