Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 20 tháng 11 năm 2022 | 9:49

Nỗ lực “trồng người” ở ngôi trường trên quê hương cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Đóng chân trên địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng nhiều năm qua, Trường Tiểu học Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức dạy học.

Nơi “ươm” những mầm xanh

Trường Tiểu học Cẩm Hưng được sáp nhập từ Trường Tiểu học Cẩm Hưng I và Trường Tiểu học Cẩm Hưng II  theo Quyết định số 5183 /QĐ-UBND ngày 24  tháng  9  năm 2012 của UBND huyện Cẩm Xuyên. Trường có 2 điểm, trụ sở chính đặt tại điểm chính thuộc thôn Hưng Trung, xã Cẩm Hưng. Sau khi sáp nhập, năm 2018, trường  đạt chuẩn Quốc gia. 

Trường Tiểu học Cẩm Hưng có không gian xanh mát thoáng đãng

Học sinh của trường phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà, họ hàng. Từ sự quan tâm của ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Hưng đã không ngừng nỗ lực, khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành nơi ươm những mầm xanh, dạy chữ, rèn người.

 “Hạnh phúc nhất trong cuộc đời nhà giáo là được chứng kiến các thế hệ học sinh trưởng thành, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn. Không có gì ý nghĩa hơn khi đã ra trường rất lâu, các em vẫn trở về và gọi tôi tiếng “mẹ” trìu mến, thân thương”, gắn bó với nghề bằng tâm niệm đó, cô Trần Thị Thanh Huyền - giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Hưng đã trở thành người mẹ thứ hai của học trò nghèo.

Cô Trần Thị Thanh Huyền - Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Hưng đã trở thành người mẹ thứ hai của nhiều học trò nghèo.

18 năm gắn bó với trường, có lẽ đã quen với việc chăm sóc, dạy dỗ học sinh vùng khó nên cô Huyền luôn có một sự đồng cảm sâu sắc, một tình thương yêu chân thành với những học sinh có hoàn cảnh như thế. Với kinh nghiệm, tâm huyết của mình, cô luôn được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm các lớp học “đặc biệt”. Lớp học của cô Huyền có rất nhiều học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh khuyết tật, mồ côi…

Cô Huyền luôn tâm niệm, dạy học trò không chỉ dạy chữ mà còn phải truyền cho các em lối sống có tâm, có đức. Muốn vậy, trước hết mình phải là tấm gương cho các em noi theo và phải luôn coi học trò như con cháu và cả như người bạn của mình.

Ghi nhận những cống hiến và thành tích trong công tác giáo dục, thời gian qua, cô Trần Thị Thanh Huyền được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Liên đoàn Lao động Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên. Cô còn là giáo viên điển hình tiên tiến giai đoạn 2017 - 2022 do Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyển vinh danh.

Ban Giám hiệu, tổ bộ môn thường xuyên tham dự các tiết học để cùng giáo viên trao đổi, rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Luôn tìm tòi, khám phá để đổi mới phương pháp giảng dạy nên cô giáo Lê Thị Hoàn đã đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi, nhiều năm liền cô là giáo viên dạy giỏi.

“Lãnh đạo nhà trường luôn hết sức tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để chúng tôi ứng dụng những sáng tạo của mình trong dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi. Đặc biệt, ban giám hiệu luôn lắng nghe, ghi nhận và có những phương án ủng hộ, chia sẻ kịp thời đối với những ý kiến đóng góp của mỗi giáo viên. Nhờ đó, chúng tôi có thêm động lực phấn đấu, xem trường học như ngôi nhà thứ 2 của mình”, cô Lê Thị Hoàn chia sẻ.

Bầu nhiệt huyết, lòng say nghề và năng lực chuyên môn của các cô giáo như:  Trần Thị Yến,  Phạm Thị Anh, Nguyễn Thị Sen, Hoàng Thị Ngân, Trần Thị Minh Nguyệt… đã tạo động lực lớn cho nhiều học sinh trong hành trình vượt khó học giỏi.

Em Trần Thị Hoa, học sinh cũ của trường, bày tỏ: “Tình cảm, sự yêu thương của thầy cô chính là động lực để học sinh chúng em vượt qua khó khăn, quyết tâm nỗ lực học tập, rèn luyện cả trong quá trình học tại trường và khi đã đi học ở môi trường mới. Điều chúng em nhớ nhất và cũng tiếc nuối nhất đó là không còn được học với các thầy cô”.

Các thầy cô giáo Trường tiểu học Cẩm Hưng luôn sáng tạo, không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình mới.

Cô giáo Lê Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cẩm Hưng, cho biết: “Gạt đi những khó khăn, vất vả với nhiều yếu tố ngôi trường đặc thù, các thầy cô luôn nỗ lực đổi mới phương pháp, kích thích tính tự giác, sáng tạo học tập trong các em học sinh. Chúng tôi luôn muốn lấy tình yêu thương, quan tâm của mình để lan tỏa niềm hạnh phúc với các em, để mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui. Chính tình yêu, ý thức của mỗi học sinh từ những việc làm nhỏ đã thực sự làm ấm lòng thầy cô, giúp nhà trường vượt qua những khó khăn thử thách cùng nhau hướng đến mục tiêu: đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trên vùng đất khó nhưng đầy truyền thống hiếu học”.

Nỗ lực dạy chữ, rèn người

Ấn tượng đầu tiên khi bước vào cổng Trường Tiểu học Cẩm Hưng là không gian xanh mát thoáng đãng. Ngay bên lối vào sân trường, dưới tán cây đa cổ thụ hàng trăm tuổi là mô hình thư viện xanh và khu trải nghiệm được thiết kế hài hòa gần gũi với thiên nhiên.

Tâm huyết, trăn trở của các thầy cô giáo Trường Tiểu học Cẩm Hưng trong mỗi bài giảng đã gieo niềm đam mê, khát vọng và truyền cảm hứng trong học tập cho học sinh

 “Truyền thống hiếu học của quê hương Tổng Bí thư Hà Huy Tập chính là động lực để chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Xác định trách nhiệm lớn lao trong hành trình thực hiện nhiệm vụ dạy chữ, rèn người, Ban giám hiệu đã chú trọng xây dựng khối đoàn kết nội bộ, phát huy tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu đơn vị, đứng đầu các tổ chức đoàn thể. Việc xây dựng kế hoạch củng cố cơ sở vật chất cũng được căn cứ phù hợp với tình hình của địa phương và đời sống người dân trên địa bàn. Sự quan tâm của ngành giáo dục, của địa phương và nỗ lực, tâm huyết của các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người đã góp phần xây dựng, củng cố thương hiệu của nhà trường”, cô Lê Thị Hạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cẩm Hưng chia sẻ.

Trường học ngày càng khang trang, sạch đẹp không chỉ mang đến niềm vui cho các bậc phụ huynh, học sinh mà còn là động lực để các thầy cô giáo không ngừng cố gắng trong sự nghiệp trồng người.

Cô giáo Trần Thị Liêm - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cẩm Hưng thông tin: “Trường hiện có 31 cán bộ, giáo viên, mặc dù có nhiều người đã bước qua tuổi 50 nhưng tất cả các thầy cô đều chung một niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề. Mỗi bước lớn mạnh của nhà trường là mỗi “cú hích” để giáo viên ý thức cao hơn về trách nhiệm của mình. Ngoài cập nhật kiến thức qua các khóa tập huấn, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT huyện, của nhà trường, các thầy cô cũng không ngừng tự học và giúp đỡ nhau trong chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ”.

Các hoạt động ngoại hóa giúp học sinh trải nghiệm thêm nhiều điều bổ ích

Từ việc bám nắm trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Phòng GD&ĐT, những nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiều năm nay, các phong trào thi đua của ngành, chương trình giáo dục tiểu học mới được nhà trường triển khai hiệu quả, tạo không khí thi đua trong từng lớp học. Đặc biệt, trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều thôn xóm bị phong tỏa, cách ly, nhiều học sinh mắc kẹt ở các vùng dịch nhưng việc dạy và học vẫn được duy trì thông qua hoạt động dạy học trực tuyến, quay clip bài giảng gửi cho học sinh ở vùng dịch…

Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ trong xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, nâng cao chất lượng dạy học nhà trường còn quan tâm tới công tác an sinh xã hội bằng việc kêu gọi, tìm kiếm các nhà hảo tâm tặng học bổng cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh công tác dạy học, Trường Tiểu học Cẩm Hưng luôn có nhiều hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ học sinh nghèo.

Với những nỗ lực của của cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường, nhiều năm liền, Trường Tiểu học Cẩm Hưng được các cấp, ngành tặng nhiều Giấy khen, Giấy chứng nhận về các thành tích trong công tác tổ chức dạy học, như: tập thể lao động tiên tiến cấp huyện, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đơn vị đạt chuẩn văn hoá...

Tập thể sư phạm Trường Tiểu học Cẩm Hưng

Ngày hiến chương với thầy cô ở Trường Tiểu học Cẩm Hưng, niềm vui đến thật giản dị như cách bao năm qua thầy cô thầm lặng “lái đò”: Không phải hoa hay quà mà chính tình cảm, sự tiến bộ của mỗi cô cậu học trò.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top