Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 21 tháng 6 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 5 năm 2023 | 16:6

Nông dân noi gương Bác và hạnh phúc với những việc mình làm

Tháng 5 về, mỗi người dân Việt Nam đều hướng trái tim của mình đến Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc với một cảm xúc bồi hồi khó tả, hướng đến kỷ niệm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2023).

Cả cuộc đời, Người luôn dành tình cảm tuyệt đối, không bao giờ vơi đối với mỗi người dân, đặc biệt là những người nông dân chân chất, mộc mạc.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ngày càng lan tỏa với những gương nông dân xuất sắc và sáng tạo tiên phong trong công cuộc đổi mới.

Dành tình cảm sâu sắc đến người nông dân

Bác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho, nhưng là nhà nho có nguồn gốc nông dân. Từ nhỏ cho đến tuổi học trò, Bác sống giữa những người nghèo khổ, đầu tắt mặt tối ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi vất vả của người nông dân. Nghề nông không có gì xa lạ đối với Bác. Bác đã từng làm lụng những công việc của nông dân và thậm chí là làm rất thuần thục.

Bác Hồ luôn gần gũi với nông dân.

Theo Bác, có cùng đổ mồ hôi với nông dân thì mới quý trọng công sức của người làm ra lúa gạo, mới xót lòng với người nông dân mỗi khi mưa to bão lớn, lũ lụt hạn hán kéo về tàn phá ruộng đồng. Vì thế, dù là Chủ tịch nước nhưng Bác luôn giành thời gian để đi thăm hỏi tình hình và nói chuyện cùng bà con nông dân.

Khi miền Bắc đã giành được độc lập, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, với cương vị là Chủ tịch nước, Bác đề ra chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, “có ăn no thì đánh mới thắng”. Không chỉ quan tâm đến năng suất, sản lượng, Bác còn rất gần gũi nông dân, xem nông dân có những khó khăn gì để cùng các đồng chí lãnh đạo tìm cách khắc phục.

Trong một bức thư Bác viết cho nông dân, Người khuyên đồng bào vào Tổ đổi công: “Bà con hãy nghe tôi, rủ nhau vào Tổ đổi công, vào Hợp tác xã, làm chung, hưởng chung sẽ có nhiều cái lợi: Giống như hai người tắm chung với nhau mà cùng kỳ lưng cho nhau thì vừa nhanh lại vừa sạch”.  Khi ra đi, để lại Di chúc, Bác dặn, khi mất hãy hỏa táng Bác và chôn trên đồi cho đỡ tốn “đất ruộng” của nông dân và sau khi giải phóng miền Nam, Đảng ta phải miễn thuế cho nhân dân 1 năm để bà con phấn khởi sản xuất.

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, các địa phương đã đẩy mạnh học tập và làm theo Bác thông qua phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Qua 33 năm triển khai thực hiện, phong trào đã giúp nông dân thoát nghèo và ngày càng khá giàu, quá trình xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc.

“Phong trào đã xây dựng được một đội ngũ nông dân mới năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm vượt qua khó khăn thử thách; mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; biết khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, sẵn sàng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh để làm giàu cho gia đình và giúp đỡ nhiều hộ khác vươn lên thoát nghèo và làm giàu. 300 đại biểu đại diện cho trên 3,6 triệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI là minh chứng sinh động, tiêu biểu nhất”, ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch  Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm thông tin: Trong giai đoạn 2017-2022, bình quân hằng năm, số lượng nông dân đăng ký đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp tăng 4,3%, đạt 6,21 triệu lượt hộ đăng ký, chiếm 53,4% so với tổng số hộ nông dân cả nước. Tổng số hộ nông dân được công nhận danh hiệu “Hộ sản xuất kinh doanh giỏi” các cấp hằng năm của giai đoạn 2017-2022 là 3,61 triệu hộ, chiếm 58,1% số hộ đăng ký.

Từ phong trào, ngày càng có nhiều hộ nông dân giỏi có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng trăm tỷ đồng, thu hút hàng chục, hàng trăm lao động, thu nhập hàng năm từ hàng trăm triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng. So với giai đoạn 2012-2017, số hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp tăng 60.000 hộ. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng hộ sản xuất, kinh doanh giỏi nâng lên và bền vững hơn. Cụ thể: Số hộ nông dân có mức thu nhập trên 500 triệu đồng/năm tăng gấp 3 lần, số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm tăng gấp 2 lần.

Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đóng góp hơn 10.000 tỷ đồng, 3 triệu ngày công lao động sửa chữa, bê tông hóa trên 36.000km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa, sửa chữa trên 27.000km kênh mương nội đồng; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 5 triệu lao động, trong đó có trên 1,5 triệu lao động có việc làm thường xuyên; hơn 3 triệu lao động có việc làm theo mùa vụ hoặc khâu công việc, giúp hơn 200 nghìn hộ nông dân thoát nghèo…

Sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết 26 (khóa X), nông nghiệp, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn, bao trùm, toàn diện. Đặc biệt, những lúc khó khăn nhất từ chiến tranh, thiên tai, suy thoái kinh tế, gần đây là đại dịch Covid-19 nhưng nông nghiệp, mà đằng sau là người nông dân  luôn vươn lên trở thành “trụ đỡ” vững chắc của nền kinh tế. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản đứng đầu thế giới.

Hạnh phúc với việc mình làm

Dám nghĩ, dám làm, tự tạo cơ hội làm giàu cho mình, hỗ trợ dân làng thoát nghèo bền vững là đóng góp nổi bật của ông Đinh Văn Hùng (người Bana ở làng M9, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Năm 2022, ông Hùng là điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vinh dự được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen.

Ông Đinh Văn Hùng (phải) trao đổi, hướng dẫn cách thức trồng trọt hiệu quả với nông dân ở thôn M9.  Ảnh: N.HÂN

Buổi đầu lập nghiệp, do còn khó khăn về vốn nên ông Hùng chọn phương án “lấy ngắn nuôi dài” để vươn lên. Đầu tiên ông trồng đậu đen, đậu phụng (lạc), mì (sắn) kết hợp chăn nuôi bò, heo, rồi đào ao thả cá. Nhờ áp dụng hiệu quả tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cây trồng đạt cao, mang lại nguồn thu nhập ban đầu kha khá.

Khi đã có vốn, ông quy hoạch lại vùng sản xuất của mình, chuyển một số diện tích đất sang trồng cây điều ghép, rồi trồng rừng kinh tế, sản xuất cây trồng cạn ngắn ngày theo mô hình “đa cây, đa con”… Từ đó, kinh tế gia đình dần ổn định và có tích lũy.

Ông Hùng chia sẻ: “Hằng năm, được tham dự các hội nghị triển khai, quán triệt các chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôi nhận thức rõ việc học tập và làm theo Bác phải bằng những hành động cụ thể, thiết thực từ công việc hằng ngày của mình. Từ đó, tôi xác định phải quyết tâm tạo ra giá trị cao nhất trên mảnh đất sản xuất của gia đình, bằng sự lao động sáng tạo.

Trong lao động, sản xuất, tôi luôn thấm nhuần, khắc ghi lời dạy của Bác Hồ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền”. Cùng với đó, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết rằng lúc sinh thời Bác Hồ luôn dạy rằng: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”. Những lời dạy đó luôn thôi thúc, tạo động lực để tôi và gia đình phấn đấu không ngừng để phát triển sản xuất, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà đóng góp chung vào sự phát triển của làng mình, xã mình nữa”.

Được tặng Bằng khen về điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông Hùng bày tỏ niềm vui và tự hào vô bờ bến. Ông vui vì những việc làm nhỏ, thiết thực của mình đã tạo sức lan tỏa, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

“Điều làm tôi cảm thấy hạnh phúc nhất chính là đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc…”, ông Hùng chia sẻ.

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top