Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã mở ra cơ hội để nông sản của Liên minh châu Âu “bắt tay” với nông sản Việt Nam mở ra cơ hội, triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực ẩm thực.
Liên minh châu Âu (EU) đang thực hiện nhiều chiến dịch “bắt tay” với nông sản Việt Nam gây được nhiều hiệu ứng tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát triển, cũng là cú “huých” để nông sản Việt thay đổi bắt kịp xu thế. Sự kết hợp giữa nông sản Việt Nam và EU trong ẩm thực đã tạo ra làn “gió” mới, tạo ra khẩu vị lạ cho khách hàng. Sự kết hợp này được đánh giá mở ra hướng đi đầy triển vọng cho các doanh nghiệp 2 bên.
Sự kết hợp giữa nông sản Việt và EU diễn ra trong bối cảnh sau đại dịch Covid -19 thị hiếu tiêu dùng đã thay đổi, bữa cơm gia đình được chú trọng hơn, cách ăn cũng phải “rất mới”, mỗi ngày đều trải nghiệm khác nhau trên mâm cơm.
Ông Alain Nguyen - Tổng Giám đốc Hoàn Mỹ Resort Phan Rang phát biểu tại diễn đàn
Với nông sản EU, người Việt ngày càng trở nên quen thuộc hơn, sự “tương tác” này cho phép các nhà đầu tư, chuyên gia thực phẩm Việt Nam tìm hiểu thêm về lợi ích của việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và đồ uống của châu Âu, hiểu thêm về Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, cập nhật xu hướng tiêu dùng mới nhất và các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng của các sản phẩm thực phẩm của châu Âu.
Phát biểu tại Diễn đàn Giao lưu kết nối ẩm thực châu Âu và Việt Nam tại Hà Nội, do Liên minh châu Âu (EU) tổ chức, ông Chử Hồng Minh - Người sáng lập Hiệp hội ngành hàng Việt Nam đã chia sẻ cái nhìn sâu sắc về xu hướng phát triển này. Ông Minh cho rằng, các đầu bếp người Việt đã rất “điêu luyện” trong việc tạo ra hương vị hài hòa trong các món ăn có có nguyên liệu là nông sản của Việt Nam và EU. Nguyên liệu mà họ dùng chế biến món ăn là của EU nhưng lại nấu theo cách của Việt Nam, gia vị của Việt Nam tạo ra hương vị rất độc đáo, một trải nghiệm hoàn toàn mới.
Một món ăn có sự kết hợp giữa nông sản Việt Nam và EU
Theo ông Minh, nông sản châu Âu và nguyên liệu địa phương của Việt Nam, tạo nên độ an toàn, tính xác thực, chất lượng và tính bền vững, được “cam kết” ba nhãn chất lượng của EU (PDO, PGI và chất lượng hữu cơ), không chỉ đảm bảo hương vị tuyệt vời mà còn giúp người tiêu dùng tin tưởng và phân biệt các sản phẩm chất lượng.
Cũng trong khuôn khổ diễn đàn ông Alain Nguyen - Tổng Giám đốc Hoàn Mỹ Resort Phan Rang cho rằng sau đại dịch Covid qua đi nhận thức về người tiêu dùng cũng thay đổi. Sự bùng nổ của mạng xã hội, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng cũng đem đến cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước khi kết hợp giữa nông sản EU và Việt Nam. Dưới góc độ ẩm thực, ông Alain Nguyen đánh giá khi nông sản Việt Nam và EU kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành món ăn có sự hòa quện, hương vị rất đặc biệt mở ra triển vọng phát triển thị trường ở Việt Nam.
Sự kết hợp này là nguyên liệu châu Âu và cách chế biến Việt Nam, nguyên liệu Việt Nam. “Nguyên liệu châu Âu đảm bảo chất lượng, khi kết hợp với cách chế biến Việt Nam món ăn sẽ có hương vị mới, trải nghiệm rất mới cho thực khách”, ông Alain Nguyen nói.
Đầu bếp chuyên nghiệp Nguyễn Mạnh Hùng trình diễn món sườn heo Tây Ban Nha kết hợp với các gia vị Việt Nam.
Liên minh châu Âu (EU) rất coi trọng việc bảo tồn di sản ẩm thực. Năm 2012, EU đã đưa ra chương trình quản lý chất lượng nhằm bào hộ sản phẩm và thúc đẩy các phương pháp sản xuất truyền thống. Các chứng nhận này xác định sản phẩm chính hãng, chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Cụ thể, POD – bảo hộ xuất xứ hàng hóa; PGI – Bảo hô chỉ dẫn địa lý; Chứng nhận hữu cơ.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.