Gần đây, chất lượng không khí ở các thành phố lớn tại nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều nơi lên ngưỡng tím (rất có hại), cá biệt một số điểm lên ngưỡng nâu (nguy hại), làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và nhiều bệnh liên quan đến hô hấp
Theo phân tích của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, việc tiếp xúc nhiều với các chất gây ô nhiễm không khí dạng hạt mịn PM2.5 có thể tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Tác giả nghiên cứu - bao gồm các giáo sư Marc Weisskopf, Cecil K và Philip Drinker - cho biết, đây là một bước tiến lớn trong việc cung cấp dữ liệu nhằm hỗ trợ thêm hiểu biết cho các cơ quan quản lí và bác sĩ lâm sàng về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sức khoẻ con người.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học chỉ ra rằng, tiếp xúc nhiều với bụi mịn và các chất gây ô nhiễm không khí có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.
Hiện nay, hơn 57 triệu người trên toàn thế giới đang phải chung sống với chứng mất trí nhớ và ước tính con số này sẽ tăng lên 153 triệu người vào năm 2050.
Đặc biệt, có đến 40% các trường hợp được cho là có liên quan đến các yếu tố rủi ro có thể thay đổi được, như tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí.
Nhóm tác giả đã thực hiện quét hơn 2.000 nghiên cứu và xác định 51 nghiên cứu có mối liên quan giữa ô nhiễm không khí với chứng mất trí nhớ lâm sàng. Trong đó, 16 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí cho phân tích tổng hợp.
Trong quá trình thí nghiệm, phần lớn sẽ tập trung vào nghiên cứu bụi mịn PM2.5, đối với những chất ô nhiễm phổ biến như nitơ điôxít, nitơ ôxit nhóm tác giả sẽ tiến hành trong những nghiên cứu tiếp theo.
Ngay cả khi mức phơi nhiễm tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) về lượng vật chất hạt mịn là 12 microgam trên một mét khối không khí (μg/m3), các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng nhất quán về mối liên hệ giữa PM2.5 và chứng mất trí nhớ.
Đặc biệt, nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ tăng 17% đối với mỗi mức tăng 2 μg/m3 khi tiếp xúc trung bình hàng năm với PM2.5.
Tại nước ta, trong bối cảnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng và có thể kéo dài, các chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý, ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2,5. Người ra đường nên sử dụng các loại khẩu trang có khả năng ngăn bụi mịn, thay vì khẩu trang thông thường.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.
Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu, cần thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn như tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội nhiều năm qua được xác định do tổng hợp của nhiều nguồn ô nhiễm như giao thông, sản xuất, xây dựng và các hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ. Trong đó, đốt rác, đốt rơm rạ được coi là nguồn gây ô nhiễm nguy hiểm vì có khả năng phát thải lượng bụi mịn rất lớn cũng như các chất độc khác./.
70% do phương tiện giao thông
Theo GS.TS Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), mức độ ô nhiễm không khí cao một phần bởi ảnh hưởng của thời tiết, mùa Đông ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc gió lặng, nhiệt độ thấp, ít mưa, độ ẩm cao… làm giảm khuếch tán các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp, không thoát lên cao hoặc ra các vùng khác được. Bên cạnh đó, nguồn phát thải từ phương tiện giao thông xả ra ngoài môi trường một lượng lớn hạt sooty và oxit nitơ... Tình trạng ô nhiễm bụi mịn trong TP cao hơn vùng ngoại ô phần lớn là do lượng phương tiện đi lại lớn hơn rất nhiều.
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cũng cho rằng, giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các đô thị, đóng góp 70% tổng lượng bụi và khí thải vào môi trường không khí. Nguồn ô nhiễm này gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân gây nên khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm hàng năm. Trong đó, có 20% số ca tử vong là do các bệnh về đường hô hấp và ung thư liên quan đến phơi nhiễm với bụi mịn. Cùng với với đó là hàng loạt vấn đề về tiểu đường, tim mạch, phổi, gan, đột quỵ, rối loạn tiết tố…
Theo thông tin từ Ban An toàn giao thông TP Hà Nội, tổng số phương tiện đang được quản lý trên địa bàn TP tính đến tháng 11/2022 đã lên tới 7.784.657 phương tiện, trong đó có 1.056.423 ô tô và 6.545.317 xe máy. Số xe máy điện chiếm rất thấp khi chỉ có 182.917 xe. Đáng nói, số phương tiện đăng ký mới vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể, từ đầu năm đến tháng 11/2022, TP có thêm 281.534 phương tiện, đồng nghĩa với chất lượng không khí sẽ tiếp tục bị đe dọa.
Hạn chế hoạt động của xe máy nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trước tình hình này, nhằm giảm thiểu mức độ về ô nhiễm không khí tại Hà Nội, UBND TP. Hà Nội vừa giao Sở Giao thông Vận tải lập đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Trong nội dung Quyết định số 3195/QĐ-UBND ngày 13/6/2023 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội” UBND TP. Hà Nội vừa ban hành để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động của các phương tiện cơ giới, Sở Giao thông vận tải (Sở GTVT) cùng các đơn vị liên quan được giao lập “Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030” (giai đoạn thực hiện từ 2023 – 2025) và lập “Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Trong đó, Sở GTVT được giao chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các quận tham mưu phát triển hạ tầng giao thông vận tải, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khu, các trục giao thông liên kết trong vùng Thủ đô, liên kết đô thị trung tâm đến các huyện, hệ thống cầu qua sông Hồng, các tuyến giao thông kết nối với khu vực phía Nam và Tây Nam Thành phố; Phát triển hệ thống giao thông công cộng, hệ thống bến bãi đỗ xe, trạm trung chuyển.
Đồng thời, nghiên cứu phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại các điểm trên đường Vành đai 4 và 5, các tuyến đường sắt đô thị theo Quy hoạch; Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông đô thị để thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị; Phát triển giao thông xanh, giao thông thông minh tại các khu vực đô thị và cần tiếp tục tham mưu chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ giao thông vận tải công cộng chất lượng cao, các dịch vụ kết nối hệ thống giao thông công cộng.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các hiệp hội tham mưu giải pháp về khuyến khích phát triển các loại hình công trình “xanh”, văn phòng “xanh”, khách sạn “xanh” thân thiện môi trường
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.