Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái.
Những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được người dân xã Lũng Niêm (Bá Thước - Thanh Hóa) gìn giữ và phát triển thành sản phẩm du lịch OCOP.
Phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng
Lũng Niêm với hơn 98% dân số người Thái sinh sống. Nghề dệt thổ cẩm hình thành từ thế kỷ XVIII ở thôn Lặn Ngoài. Đến nay, nghề truyền thống này đã có chặng đường trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, trở thành nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt của người Thái.
Du khách người Pháp đang hăng say trải nghiệm dệt thổ cẩm tại làng nghề.
Nằm giữa 2 điểm du lịch nổi tiếng, đông du khách của Pù Luông (khu vực Bản Đôn, Bản Hiêu và Bản Son Bá Mười), thôn Lặn Ngoài có điều kiện thuận lợi phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm… Sản phẩm thổ cẩm vì thế cũng trở thành mặt hàng mang màu sắc văn hóa bản địa, một “đặc sản” được nhiều du khách lựa chọn.
Cũng thông qua kênh du lịch, nghề dệt thổ cẩm không chỉ được hục hồi mà còn có cơ hội phát triển, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng đối với công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống kinh tế xã hội, văn hóa của địa phương.
Điểm trưng bày sản phẩm của hộ gia đình chị Hà Thị Tinh thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm.
Nhận thức về giá trị, ý nghĩa sâu sắc của nghề dệt thổ cẩm đối với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách và nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề, những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, ngành để phát triển nghề dệt gắn với phát triển du lịch của vùng lõi Pù Luông, con đường đến thôn Lặn Ngoài được đầu tư khang trang sạch đẹp để đón khách du lịch đến địa phương nhiều hơn.
Những người phụ nữ nơi đây vẫn miệt mai se tơ để chuẩn bị đưa vào khung dệt.
Để cho ra những tấm vải thổ cẩm đẹp thì cũng mất nhiều công đoạn và rất kỳ công chia sẽ của bà Lò Thị Dần.
Vợ chồng ông Wiliam George ngoài 70 tuổi du khách người Úc, tình cờ gặp chúng tôi tại làng nghề, ông chia sẻ về chuyến du lịch trải nghiệm làng nghề thổ cẩm thôn Lặn Ngoài: “Đây là lần thứ 2 tôi đến Việt Nam, nhưng lần nào chúng tôi vẫn ghé thăm Pù Luông trong đó có làng nghề này, nơi đây để lại cho tôi nhiều ấn tượng, người dân trong làng hiếu khách, sản phẩm độc đáo, màu sắc bắt mắt rất phù hợp cho xuất khẩu để tăng thu nhập cho người dân. Hơn nữa chúng tôi muốn được ngắm những người phụ nữ làng làm việc trên cánh đồng…”.
Du khách nước ngoài đến trải nghiệm và yêu thích những sản phẩm thổ cẩm của gia đình bà Dần.
Để khôi phục làng nghề truyền thống, chính quyền và người dân đã có nhiều nỗ lực để phát huy hiệu quả nghề dệt, tạo sinh kế bền vững cho Nhân dân, xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề dệt truyền thống thôn Lặn Ngoài và được UBND huyện Bá Thước phê duyệt tại quyết định số 2073/QĐIUBND ngày 9/6/2021.
Đến nay, làng nghề thổ cẩm ở Lũng Niêm đã có 83 hộ gia đình tham gia với với 215 lao động trực tiếp sản xuất. Sản phẩm dệt thổ cẩm của địa phương đã được huyện Bá Thước lựa chọn tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh, vinh dự được nhận giải thưởng tại các lễ hội lớn trong nước.
Đưa thổ cẩm thành sản phẩm OCOP
Là người tâm huyết và gắn bó cả đời với nghề dệt thổ cẩm, bà Lò Thị Dần, 66 tuổi cởi mở chia sẻ: “Từ khi 13-14 tuổi tôi đã biết cầm khung cửi để dệt nên những chiếc khăn, tấm áo, túi sách… để phục vụ mình rồi, cho đến khi lấy chồng phải dệt được 8-12 món đồ, mà ngày ấy rất vất vả, để chúng tôi có được sợi dệt trước tiên phải trồng cây bông, nuôi tằm lấy kén mới ra sợi, sau đó mới có được sợi chỉ để se. Ngày nay, xã hội phát triển, người dân chỉ cần đặt mua sợi ở đại lý rồi đem về se và tiến hành công đoạn dệt nên tiện lợi rất nhiều”.
Những du khách nước ngoài mua những tấm thổ cẩm để làm kỷ niệm của chuyến du lịch đến với xã Lũng Niêm.
“Nhưng để tấm vải có màu sắc sặc sỡ như thế này, trước khi dệt bà con vào rừng tìm một số loài cây để lấy lá, lấy vỏ, lấy rễ đem về nấu lên cho ra nước màu rồi nhúng sợi vào nước khoảng 30 phút, sau đó đem phơi khô. Mỗi loại cây cho một màu sắc khác nhau hoặc pha chế để đổi màu theo kinh nghiệm dân gian”, bà Dần chia sẻ.
Thôn Lặn Ngoại, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống về nghề dệt thổ cẩm của người Thái.
Chia sẻ về hiệu quả kinh tế của nghề dệt thổ cẩm tại địa phương, bà Hà Thị Lý, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ thôn Lặn Ngoài cho biết: Thôn Lặn Ngoài hiện nay có 71 khung cửi tạo công ăn việc làm ổn định cho 215 lao động (trong số 277 người lao động). Các sản phẩm bao gồm: khăn, mũ, quần áo, gối, túi thổ cẩm, khăn trải bàn, đệm ghế...; giá bán của các sản phẩm dao động từ 50.000 - 1.000.000 đồng/sản phẩm. Từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống mang lại thu nhập 4,5-5 triệu đồng/tháng cho lao động. Đây là nguồn thu đáng kể giúp nâng cao đời sống người dân.
Những khoảnh khắc của khách du lịch khi về với làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm.
“Hiện nay, làng nghề có 13 điểm trưng bày sản phẩm, các sản phẩm thổ cẩm không chỉ cung ứng tại địa phương mà còn được sản xuất theo đơn hàng đi một số các tỉnh thành. Để bảo tồn bản sắc văn hóa, gìn giữ nghề truyền thống dân tộc, nâng cao thu nhập và quảng bá du lịch, chính quyền các cấp luôn quan tâm đến việc hỗ trợ người dân phát triển nghề thủ công truyền thống”, bà Lý cho hay.
Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn ông Bùi Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm cho biết: Ngày 21/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định số 5261/QĐ-UBND về việc công nhận làng nghề truyền thống thổ cẩm thôn Lặn Ngoài. Không chỉ vậy năm 2023 vừa qua, sản phẩm thổ cẩm này được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Từ khi thành lập làng nghề dệt thổ cẩm gìn giữ giá trị truyền thống văn hóa của người Thái, nơi đây còn thu hút được khách du lịch từ vùng lõi Pù Luông về thăm quan trải nghiệm, góp phần phát triển kinh tế. Qua đó mở hướng đi mới cho địa phương vừa phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch cộng đồng.
Những món quà mang đậm chất Việt được du khách nước ngoài mua làm kỷ niệm.
“Để nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống của địa phương, chính quyền xã luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cơ sở dệt thổ cẩm phát triển sản xuất mặt hàng truyền thống, bao tiêu sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, sẽ đầu tư xây dựng nhà trưng bày sản phẩm, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, vận động bà con xây dựng một số cơ sở lưu trú để phục vụ và thu hút du khách”, ông Tùng chia sẻ.
Khu dịch lịch cộng đồng đã thu hút hàng triệu lượng khách trong và ngoài nước tới đây.
Để bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của người Thái, ông Hà Văn Khánh, Trưởng phòng VH - TT huyện Bá Thước cho biết: “Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, đã trải qua 275 năm gìn giữ và phát triển. Nhằm bảo tồn, khôi phục, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với huyện Bá Thước tổ chức nhiều lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy giá trị phi vật thể thủ công truyền thống cho hàng trăm phụ nữ dân tộc thiểu số cụm Quốc Thành bao gồm các xã: Ban Công, Thành Lâm, Lũng Niêm, Lũng Cao…, tăng cường quảng bá sản phẩm qua chương trình hội chợ, sàn thương mại điện tử để đưa sản phẩm đi xa hơn”.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.