Tại cuộc họp với các Bộ và cơ quan liên quan về sửa đổi hoàn thiện, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy, diễn ra chiều 12/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị phân loại hơn 38.000 cơ sở hiện hữu còn tồn tại về phòng cháy chữa cháy.
Báo cáo của Bộ Công an tại cuộc họp cho thấy: Hiện có trên 38.000 cơ sở hiện hữu đã đưa vào sử dụng còn tồn tại về phòng cháy chữa cháy không có khả năng khắc phục theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về Phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở thời điểm đưa vào hoạt động. Các vi phạm chủ yếu về kiến trúc, kết cấu xây dựng của công trình đã thi công xây dựng như: thoát nạn, khoảng cách an toàn PCCC, bậc chịu lửa, đường, bãi đỗ xe chữa cháy… Các công trình này buộc phải sửa chữa khắc phục.
Nhiều doanh nghiệp "kêu trời" vì PCCC
Nhiều doanh nghiệp FDI ở Bắc Ninh cho biết đang gặp các vướng mắc về phòng cháy chữa cháy (PCCC) khiến ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH SG Motors Việt Nam đi vào hoạt động từ đầu năm 2020, trụ sở tại KCN Vsip Bắc Ninh. Trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp đã được Phòng cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Bắc Ninh thẩm duyệt về PCCC theo quy định.
Từ đó đến nay, Công ty TNHH SG Motors Việt Nam được kiểm tra định kỳ 5 lần về PCCC bởi Phòng cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Bắc Ninh.
Khu nhà xưởng của công ty TNHH SG Motor Việt Nam. Ảnh: Vân Trường
Trong các lần kiểm tra đó, đều nhận được yêu cầu về việc lắp đặt hệ thống thông gió, hút khói cho khu nhà xưởng và văn phòng theo quy định tại Mục D2 QCVN 06:2020/BXD An toàn cháy cho nhà và công trình.
"Chúng tôi đã xin báo giá của các nhà thầu có năng lực, hạng mục trên vào khoảng 2 tỉ đồng – đây là một số tiền không nhỏ đối với tình hình kinh doanh của công ty hiện nay", đại diện Công ty TNHH SG Motors Việt Nam chia sẻ.
Vị đại diện nói thêm, sản phẩm của công ty là thùng đông lạnh từ các nguyên liệu không dễ cháy như thép, xốp cách nhiệt. Ngoài ra, diện tích nhà xưởng rộng, trần cao, thoáng khí, trong xưởng có nhiều cửa thoát hiểm. Số lượng công nhân ít, thường trực ở trong xưởng chỉ khoảng 10 người, có thể nhanh chóng thoát ra ngoài nếu có cháy xảy ra.
Đại diện Công ty TNHH SG Motors Việt Nam kiến nghị, cơ quan chức năng đưa ra giải pháp điều chỉnh để doanh nghiệp không cần phải lắp đặt hệ thống thông gió, hút khói, để tránh tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đại diện Công ty TNHH Asean Tire (KCN Tiên Sơn) cho hay, hệ thống PCCC bổ sung của nhà máy được thi công theo thẩm duyệt thiết kế năm 2017 và thi công năm 2018 (áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu cùng năm) nhưng hiện nay, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh lại nghiệm thu theo tiêu chuẩn hiện hành năm 2023 (một số tiêu chuẩn đã được sửa đổi).
Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra về công tác PCCC. Ảnh: Công an Bắc Ninh
Đại diện doanh nghiệp kiến nghị được nghiệm thu hệ thống PCCC bổ sung theo hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt và áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu tại thời điểm thẩm định và thi công hạng mục.
Nắm bắt được các vướng mắc của doanh nghiệp về PCCC, thời gian gần đây, Công an tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức 2 hội nghị lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để cùng đồng hành và tháo gỡ.
Vì vậy, Công an tỉnh Bắc Ninh đề nghị đơn vị nghiên cứu, vận dụng các giải pháp tại mục 3 Công văn số 1091/C07-P3,P4,P7 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công an, để khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC.
Tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH- Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã làm việc trực tiếp tại Công ty TNHH SG Motors Việt Nam. Qua đó, hướng dẫn, giải đáp cụ thể các vấn đề vướng mắc.
Bộ Công an đề xuất xây dựng luật PCCC mới
Nhận thấy còn nhiều quy định đang chồng chéo, tính khả thi chưa cao hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, Bộ Công an đề xuất xây dựng luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu hộ cứu nạn (CHCN).
Theo Bộ Công an, sau hơn 20 năm thực hiện, luật PCCC bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CHCN chồng chéo, một số quy định có tính khả thi chưa cao hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.
Bộ Công an dẫn chứng, yêu cầu phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư hiện nay chưa chặt chẽ. Thời gian qua, số vụ cháy gây thiệt hại về người tại nhà ở hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là các nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân do kỹ năng, kiến thức về PCCC và thoát nạn, các điều kiện về ngăn cháy, thoát nạn tại nhà ở hộ gia đình chưa bảo đảm.
Vì vậy, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định nhà ở hộ gia đình phải có phương án thoát nạn khi xảy ra cháy. Các nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh ngoài các yêu cầu của nhà ở hộ gia đình phải có giải pháp ngăn cháy giữa khu vực sinh hoạt và khu vực kinh doanh, có lối thoát nạn khẩn khẩn cấp thứ hai.
Cảnh sát PCCC Hà Nội kiểm tra mô hình phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH
Cơ quan công an sẽ chỉ thực hiện việc thẩm định thiết kế đối với hệ thống PCCC (hệ thống báo cháy, chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới).
Đối với các nội dung liên quan đến kết cấu, thoát nạn, ngăn cháy và các hệ thống khác có liên quan (không phải hệ thống PCCC), chủ đầu tư, đơn vị tư vấn phải thực hiện. Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ GTVT chịu trách nhiệm thẩm định đối với các nội dung liên quan đến chuyên ngành từng bộ.
“Quá trình hoạt động, cán bộ kiểm tra ngoài kiểm tra duy trì hệ thống PCCC sẽ kiểm tra việc chấp hành quy định của chủ đầu tư, chủ cơ sở chịu trách nhiệm đối với nội dung trên”, dự thảo của Bộ Công an nhấn mạnh.
Một nội dung khác được đề cập, đó là trách nhiệm trong đầu tư xây dựng, sử dụng công trình. Bộ Công an đề xuất quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, khu dân cư, đại diện hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thiết kế dự án và các nội dung liên quan về PCCC.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cần sửa đổi các quy định về PCCC theo hướng linh hoạt
Trước tihực trang trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ.
Bộ Xây dựng cần ban hành hướng dẫn, tiêu chí xác định những công trình hiện hữu đang vi phạm quy định PCCC thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết; phân loại theo nhóm nguy cơ cháy nổ, quy mô, mức độ phức tạp… từ đó, có hướng dẫn giải pháp kỹ thuật khắc phục, bổ sung linh hoạt, phù hợp với từng nhóm công trình, bảo đảm hiệu quả phòng, chống cháy nổ.
Bộ Công an, Công an các địa phương thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc khắc phục của chủ đầu tư theo đúng quy định, "không hợp thức hoá sai phạm".
"Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC không cứng nhắc, máy móc, cần phân loại nhóm công trình phải quản lý rất chặt; nhóm công trình gắn với trách nhiệm của chủ đầu tư…", Phó Thủ tướng gợi mở.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Việc tháo gỡ vướng mắc cho các công trình vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC cần linh hoạt, nhưng phải bảo đảm hiệu quả phòng chống cháy nổ. Về lâu dài, các bộ, ngành tăng cường phân cấp trong thẩm duyệt, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC; có cơ chế công nhận, thừa nhận lẫn nhau về quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn cháy nổ đối với máy móc, thiết bị, vật liệu công trình xây dựng…
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu, Bộ Công an và Công an các địa phương sẽ thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc khắc phục của chủ đầu tư theo đúng quy định, không chấp nhận việc hợp thức hóa các vi phạm.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.