Sau khi kiểm tra tình hình điều trị và khu vực cách ly tập trung trên địa bàn TP Cà Mau, tối 7/8, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về công tác phòng chống dịch Covid-19.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt thông tin, 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng tổng sản phẩm GRDP của Cà Mau tăng 0,92%, trong đó khu vực ngư nông - lâm nghiệp tăng 3,95%, sản lượng thủy sản tăng 3,6%, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,9%, thu ngân sách đạt 65,1% dự toán năm.
Tính từ đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đến 7/8, trên địa bàn tỉnh có 41 ca nhiễm bệnh Covid-19, trong đó có 1 ca được cách ly từ nước ngoài về, 40 ca còn lại là các ca trong nước, đã có 18 ca khỏi bệnh và đang điều trị 23 ca. Đến nay, Cà Mau đã tiêm hơn 96.400 liều vắc-xin được phân bổ.
Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Cà Mau đang chấp hành nghiêm lệnh giãn cách xã hội thêm 14 ngày theo Chỉ thị 16 Thủ tướng Chính phủ. Ý thức chấp hành của cán bộ và nhân dân Cà Mau đã được chủ động và nâng cao rõ rệt. Hàng hoá thiết yếu mức giá ổn định, duy trì nguồn cung đủ bảo đảm cuộc sống của người dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững trên địa bàn.
Khó khăn lớn nhất của tỉnh Cà Mau trong phòng chống dịch hiện nay là khả năng y tế còn hạn chế. Nguồn kinh phí, trang thiết bị phòng chống dịch và năng lực y tế của tỉnh còn nhiều thiếu thốn. Toàn tỉnh hiện chỉ có 1.400 giường cách ly tập trung, 240 giường điều trị, 2 bộ máy xét nghiệm PCR (công suất 1.200 mẫu/ngày) khoảng 160 máy thở các loại (trong đó có 8 máy thở chức năng cao). Nhưng nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng còn cao. Đặc biệt là lực lượng tài xế vận chuyển hàng hoá ngoài tỉnh và người về từ vùng có dịch.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau g Nguyễn Tiến Hải kiểm tra nơi điều trị bệnh nhân Covid - 19 và khu cách ly tập trung trên địa bàn TP Cà Mau ngày 7/8.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã biểu dương những nỗ lực của tỉnh Cà Mau đã hoàn thành mục tiêu kép trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cần chủ động các nguồn lực bảo đảm công tác phòng, chống Covid-19 hiệu quả, cố gắng giảm thấp nhất các trường hợp F0 có triệu chứng. Đồng thời, cần rà soát để thiết lập “vùng xanh”, bảo vệ tốt vùng xanh an toàn phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu tỉnh Cà Mau cho cách ly tập trung bắt buộc đối với F1, không nên cho trường hợp này cách ly tại nhà; tăng cường máy thở ô-xy ở những khu cách ly điều trị, đây là thiết bị rất cần thiết trong trường hợp bệnh nhân trở bệnh nặng; chuẩn bị các phương án phòng, chống dịch sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong công tác phòng chống, dịch bệnh phải tuân thủ các quy định và phải đảm bảo quy tắc từ bằng hoặc cao hơn và không được thấp hơn; tiếp tục duy trì việc quản lý những người về từ các tỉnh có dịch bệnh, địa phương nào không quản lý nghiêm để dịch lây lan kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là đối với triệu chứng của bệnh Covid-19.
Đối với đề xuất việc cung cấp thêm các thiết bị y tế và vắc-xin, Chính phủ sẽ xem xét và phân bổ cho các địa phương hợp lý nhất, nhanh nhất và kịp thời nhất, trong đó có tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.