Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2022 | 15:10

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với tỉnh Hà Nam về triển khai Đề án 06 của Chính phủ

Sáng 21/11, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các Bộ, ngành của Trung ương làm việc với tỉnh Hà Nam về tình hình triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06)

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh về sự quan trọng của việc triển khai thực hiện Đề án 06 trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân. Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ như: làm sạch dữ liệu, số hóa hồ sơ, triển khai các dịch vụ công trực tuyến.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh Hà Nam cần phải quyết tâm triển khai Đề án 06 một cách hiệu quả với sự tham gia của cả hệ thống chính trị với lực lượng công an làm nòng cốt. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân quen dần với dịch vụ công.

Hơn nữa, “Cần đặc biệt quan tâm đến nhóm người hưởng chế độ chính sách, người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội. Đối với lĩnh vực y tế, cần có sụ kết nối giữ liệu điện tử, cập nhật kịp thời giữ liệu về tiêm chủng; đồng thời rà soát và cập nhật giữ liệu tất cả các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viên; nguồn nhân lực y bác sỹ trên địa bàn từ tỉnh đến cơ sở”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đan cũng khẳng định, chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến trong giải quyết các thủ tục hành chính sẽ giúp phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả hơn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy khẳng định, sẽ tập trung chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: quán triệt đến cán bộ, công chức cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06, linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân; mạnh dạn bỏ việc thủ công hàng ngày, chuyển sang ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ nhân dân hiệu quả hơn; Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, an ninh, an toàn hệ thống phục vụ kết nối, triển khai thực hiện 2 dịch vụ công liên thông; Tăng cường tuyên truyền về việc triển khai các dịch vụ công liên thông để người dân nắm được, tham gia thực hiện.

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với tỉnh Hà Nam về triển khai thực hiện Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Các sở, ngành, UBND các các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên làm tốt công tác cập nhật, làm sạch dữ liệu hộ tịch, y tế, đất đai, an sinh xã hội để làm giàu dữ liệu, phục vụ hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến; Đẩy mạnh thực hiện các mô hình về đăng ký lưu trú; cấp chữ ký số; cấp tài khoản an sinh xã hội phục vụ việc chi trả không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế, giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan Công an, tư pháp, y tế, lao động thương binh xã hội, bảo hiểm xã hội trong giai đoạn đầu triển khai thí điểm 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông phải cử cán bộ bám sát giải đáp khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ cho nhân dân trong quá trình thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy mong muốn, trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm các nội dung, nhiệm vụ cần có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Phó Thủ tướng, các Bộ, ngành để giúp tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, sớm hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác của Đề án số 06 đã đề ra.

Thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Nam đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị, xây dựng Kế hoạch, đồng thời thành lập Tổ công tác Đề án 06 của tỉnh, tổ chức Hội nghị triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đến các sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh để thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của Đề án 06, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Toàn tỉnh đã cấp 710.307/753.800 thẻ Căn cước công dân gắn chip, đạt 96,30% cho đối tượng đủ điều kiện cấp trên địa bàn toàn tỉnh (đứng thứ 8 toàn quốc); kích hoạt 83,446 tài khoản định danh điện tử, đạt 10,9% (đứng thứ nhất toàn quốc).

Tính đến ngày 15/11, tỉnh Hà Nam đã hoàn thành việc kết nối Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện số hóa hồ sơ cư trú, cấp Căn cước công dân, định danh điện tử, số hóa dữ liệu hộ tịch; số hóa dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo, người có công, bảo trợ xã hội; cấp tài khoản an sinh xã hội cho công dân trên toàn tỉnh; cấp chữ ký số cho giáo viên; cung cấp tổng số 1.741 bộ thủ tục hành chính; đã triển khai thực hiện 22/25 dịch vụ công thiết yếu.

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top