Sáng 6/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ cho các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam.
Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ phát triển liên tục luồng sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, cạnh tranh, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn khỏi hiện tượng hàng giả, hàng lậu.
Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Hữu Thắng
Giải thích về khái niệm của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, ông Ðào Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Thẩm định kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng quy luật tự nhiên.
Ông Ðào Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Thẩm định kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hữu Thắng
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm, sản phẩm phức hợp.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một số thay đổi nổi bật của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả là đã định nghĩa cụ thể hơn về đồng tác giả, cho phép chuyển giao quyền nhân thân, bổ sung và làm rõ một số trường hợp ngoại lệ và hạn chế đối với quyền tác giả và quyền liên quan.
Về sáng chế, đã mở rộng phạm vi của “giải pháp kỹ thuật đã biết”, bao gồm cả những đơn sáng chế có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn của đơn đang thẩm định. Bổ sung một số căn cứ mới cho việc hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế. Nới lỏng quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài.
Về nhãn hiệu, đã giảm khoảng thời gian nhãn hiệu hết hạn hiệu lực có thể được sử dụng làm đối chứng từ 5 năm xuống còn 3 năm, cho phép tạm dừng thủ tục thẩm định đơn nhãn hiệu để chờ kết quả của việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đối chứng.
Ông Bùi Nguyên Hùng - Nguyên Cục trưởng Cục Bản Quyền tác giả Bộ VHTTDL - Chủ tịch Hiệp hội sáng tạo và Bản quyền tác giả Vệt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hữu Thắng
Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Cơ chế thực thi quyền được giữ nguyên với đủ 3 biện pháp: Hành chính, dân sự, hình sự; cho phép sự tham gia chủ động của cơ quan hải quan trong trường hợp phát hiện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian bước đầu bị ràng buộc trách nhiệm liên quan tới quyền tác giả, quyền liên quan; pháp nhân thương mại được bao gồm trong đối tượng bị xử lý hình sự.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.