Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 1 tháng 7 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 4 năm 2023 | 14:40

Phòng cháy, chữa cháy ở nông thôn: Không thể xem nhẹ!

Hiện nay, tại một số vùng nông thôn, xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất - kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Điều đáng nói, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) chưa được các cơ sở này quan tâm, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Nguy cơ cháy nổ luôn rình rập

Những năm qua, hoạt động sản xuất ở các làng nghề khu vực nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề sản xuất mộc, tái chế phế liệu nhựa, sản xuất chăn ga, gối đệm, tái chế bông vải sợi... tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

Hầu hết các hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư, nhất là ở một số làng nghề mộc. Bởi tại các làng nghề này, trong quá trình sản xuất, một lượng lớn mùn cưa, vỏ bào, vụn gỗ được tích tụ lâu ngày, tạo thành những đống lớn, khi gặp lửa dễ bắt cháy.

Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình ở vùng nông thôn câu mắc điện tuỳ tiện, chưa đảm bảo an toàn (dây dẫn truyền tải điện không đảm bảo cách nhiệt theo quy định, sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện cùng lúc...) dẫn đến nguy cơ chạm, chập điện, phát sinh cháy nổ.

Đặc biệt, một số hộ còn sử dụng sơn, hóa chất tạo màu cho sản phẩm kết hợp với dung môi dễ cháy nổ như xăng, cồn để pha chế, trong khi diện tích nhà xưởng quy mô nhỏ, dây chuyền sản xuất lạc hậu, máy móc, thiết bị dây điện không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Các hộ sản xuất mộc nằm liền kề nhau, bởi vậy, khi xảy ra cháy nổ, rất dễ cháy lan sang các hộ xung quanh. Các tuyến đường giao thông trong thôn nhỏ hẹp, các phương tiện cứu hỏa khó tiếp cận.

Đơn cử, tại làng nghề mộc Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh), hiện có hàng trăm cơ sở sản xuất lớn, nhỏ. Với đặc thù tập trung nhiều vật liệu dễ cháy nhưng điều kiện nhà xưởng chật hẹp, nơi đây đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, đặc biệt là khi mùa nắng nóng đang tới gần.

Tại những cơ sở này, hầu hết chỉ có một lối đi và đây cũng là lối thoát hiểm duy nhất. Thế nhưng, đều bị cản trở bởi vật liệu và các loại máy móc. Diện tích nhà xưởng chật hẹp, lại tập kết nhiều nguyên vật liệu dễ bắt lửa, hệ thống đường điện không đảm bảo nhưng tâm lý của người dân lại rất chủ quan.

Chưa dùng lại ở đó, hiện nay, tại một số tỉnh, với tiềm năng du lịch, hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo hình thức homestay cũng đang tiềm tàng nhiều nỗi lo hỏa hoạn.

Điển hình, tại Hà Giang, nhà sàn là nét văn hóa độc đáo của khu vực nông thôn miền núi được lưu giữ từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, công trình này luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ bởi nhà sàn làm bằng nguyên vật liệu dễ cháy như gỗ, tre, lá cọ; các đường dây điện trong nhà bố trí chằng chịt, trong khi nhiều gia đình sử dụng thiết bị điện quá tải so với đường dây. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, phát hiện thay thế dây dẫn, thiết bị điện của mỗi gia đình chưa được chú trọng...

Công an thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) hướng dẫn hộ sản xuất kinh doanh sử dụng các thiết bị PCCC.

Thậm chí, có hộ ở xa trung tâm còn dự trữ xăng, dầu phục vụ phương tiện đi lại, máy nông nghiệp. Trong khi lối thoát nạn tại một số nhà sàn, cụm nhà sàn liền kề còn chật hẹp; giao thông phục vụ chữa cháy trong khu dân cư nhỏ hẹp, ngoằn nghèo, xe chữa cháy tiếp cận khá khó khăn.

Ngoài ra,  tại một số khu vực nông thôn miền núi, người dân phát triển kinh tế từ rừng, cũng trong tình trạng tương tự.

Khu vực miền núi, nơi dân trí chưa cao, người dân vẫn còn giữ thói quen đốt nương làm rẫy, thậm chí đốt rừng làm nương rẫy; đốt quang thực bì để nhặt kim loại, đốt cỏ khô, rơm rạ, chai lọ… gần rừng; đốt lửa sưởi ấm, hun khói để lấy mật ong…, rồi bất cẩn để lửa cháy lan không kiểm soát được. Có khi là do con người vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý để lại các vật liệu bắt lửa như than củi, tàn thuốc… vào những tầng thực bì dễ cháy.

Gần đây là vụ cháy rừng trên đèo Prenn (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng xảy), làm ảnh hưởng đến gần 10ha rừng thông nguyên sinh có tuổi đời khoảng 70 năm.

Hay như, vụ cháy rừng vừa xảy ra tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La), lực lượng chức năng cùng người dân địa phương đã khẩn trương dập tắt đám cháy trong đêm 5/4.

Nâng cao ý thức PCCC

Thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn, cho biết, có tới 70% vụ cháy liên quan tới điện. Có 3 nguyên nhân gây ra cháy nổ hệ thống điện: chập mạch, quá tải, điện trở lớn. 

Để xảy ra 3 nguyên nhân trên thì lý do là vi phạm các nguyên tắc trong PCCC: đấu nối dây dẫn điện không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, lắp đặt các thiết bị, đồ dùng điện có công suất tiêu thụ lớn như máy điều hoà nhiệt độ, bình nước nóng, bếp điện làm tăng công suất tiêu thụ điện dẫn đến quá tải, chập mạch.

Có thể thấy rằng, công tác PCCC có hiệu quả hay không phụ thuộc vào ý thức của chủ cơ sở sản xuất. Vì vậy, để ngăn ngừa tối đa các sự cố về cháy, nổ cũng như chủ động trong PCCC thì vai trò của người đứng đầu nơi sản xuất, kinh doanh... là rất quan trọng.

Có một bất cập là, trong 19 tiêu chí  thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới không có tiêu chí nào quy định về đảm bảo an toàn trong lĩnh vực PCCC

Do vậy, để đảm bảo tính mạng, tài sản của mình, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức cảnh giác, chấp hành nghiêm các quy định, phòng ngừa cháy nổ vì quyền lợi của gia đình và cộng đồng. Cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức về an toàn PCCC, thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị sử dụng điện.

Các hộ dân cũng nên tự trang bị cho gia đình mình các phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình cứu hoả để chủ động PCCC ban đầu một cách hiệu quả khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng địa phương cần chú trọng kiểm tra về công tác PCCC tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Phối hợp với các địa phương mở nhiều lớp tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức PCCC cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra về an toàn PCCC đối với các cơ sở này để kịp thời phát hiện, nhắc nhở những sơ hở, thiếu sót trong công tác PCCC.

Thời tiết bắt đầu vào mùa nắng nóng, tình trạng cháy nổ đang là nỗi lo bất an của người dân sinh sống tại các khu vực có diện tích rừng lớn.

Để giải quyết bài toán cháy rừng, chính quyền địa phương cần nâng cao công tác dự báo về thời tiết, khả năng xảy ra cháy rừng. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm và chủ rừng, chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong công tác PCCC rừng. Đối với những người dân sống gần rừng, có nương rẫy thì cần phải có cam kết khi xử lý thực bì, báo cho kiểm lâm địa bàn và chủ rừng biết, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt PCCC.

Liên tục kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy tại các địa phương, đơn vị chủ rừng; kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm, thiết lập đầy đủ hồ sơ, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc để xảy ra vi phạm, xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền. Đồng thời, rà soát, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC rừng; tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng để kịp thời thông tin đến các địa phương, đơn vị chủ rừng chủ động xử lý, ứng phó

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

  • “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” tại Quảng Ngãi

    “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” tại Quảng Ngãi

    Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức từ đầu năm 2023, dự kiến sẽ diễn ra tại 28 tỉnh, thành phố giáp biển trên cả nước, với tổng kinh phí thực hiện hơn 30 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ, động viên, đồng hành cùng bà con ngư dân; sát cánh cùng Chính phủ và chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” cho ngành hải sản của Việt Nam.

  • Gần 1.500 tình nguyện viên tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Tĩnh

    Gần 1.500 tình nguyện viên tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Tĩnh

    Ngày 27/6, hơn 17.800 thí sinh tại Hà Tĩnh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Có 35 đội thanh niên tình nguyện, với gần 1.500 người tham gia đã có mặt tại 35 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Hà Tĩnh để hỗ trợ thí sinh.

  • Sĩ tử vùng cao Bắc Hà trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

    Sĩ tử vùng cao Bắc Hà trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

    Hôm nay (26/6), thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có mặt để nhận phòng thi, nghe phổ biến quy chế. Với tổng số 690 thí sinh dự thi, ngành giáo dục đã có nhiều phương án quản lý, hỗ trợ trước và trong những ngày diễn ra kỳ thi. Nhiều học sinh nhà xa đã được nhà trường bố trí ở tập trung tại bán trú để thuận lợi cho việc ôn tập và sinh hoạt, đảm bảo các em có mặt đầy đủ với nhiều hoạt động tiếp sức mùa thi nhiệt thành nhất.

Top