Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2022 | 23:27

Phú Yên: Chính quyền đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số

Chiều 28/10, tại huyện Tây Hoà, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Tây Hoà, Hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số: chính quyền đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp”.

Công nghệ số chưa được ứng dụng sâu

Thời gian qua, việc thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.

“Đây là kết quả của sự thay đổi căn bản trong tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội; đặc biệt là sự quyết tâm, quyết liệt, năng động, sáng tạo của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và sự ủng hộ, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh với mong muốn bắt kịp xu thế và nắm bắt, tận dụng thời cơ của cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư mang lại. Đây cũng là cơ sở, tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục triển khai hiệu quả nhiệm vụ CĐS trong năm 2022 và những năm tiếp theo”, ông Trần Thanh Hưng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh cho biết.

Toàn cảnh hội thảo

Tại huyện Tây Hòa, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng bước đầu của quá trình CĐS, hệ thống mạng viễn thông, internet đã phủ khắp các thôn, khu phố. Huyện đã thành lập 72 Tổ công nghệ cộng đồng với 403 thành viên. Tỷ lệ hồ sơ phát sinh mức độ 4 trong 9 tháng đầu năm tăng so với năm 2021. Toàn huyện có 3.701 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Có 10 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động công nghệ số chưa được ứng dụng sâu, rộng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành có mặt còn hạn chế; một số quy trình nghiệp vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị chưa có các nền tảng số để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của huyện còn chưa cao. Tình hình an toàn, an ninh mạng tuy được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp; chuyển đổi số của người dân còn hạn chế…

“Trước đây, người dân mang hàng ra chợ bán thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người trong khu vực địa lý hạn chế của mình. Còn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng triệu người, trên toàn thế giới. Mỗi người dân với một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang là có thể trở thành một doanh nghiệp. CĐS có thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống”, ông Trần Minh Trí, Chủ tịch UBND huyện Tây Hoà nhấn mạnh.

Triển khai có hiệu quả chuyển đổi số

Tại hội thảo, một số doanh nghiệp, hợp tác xã đã trao đổi những tồn tại khó khăn vướng mắc khi chuyển sang mô hình mới và trình bày giải pháp CĐS cấp huyện, cấp xã…

Ông Trần Minh Trí, Chủ tịch UBND huyện Tây Hoà phát biểu

Ông Trần Bá Dũng, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Tây Hoà chia sẻ, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu nhiều về CĐS; các khái niệm liên quan CĐS như nền tảng, hệ sinh thái, công nghệ đám mây… còn khá xa lạ với họ. Một số doanh nghiệp trẻ trên địa bàn có nhu cầu CĐS nhưng chưa có mô hình, chưa có hình mẫu hay loại hình doanh nghiệp CĐS tương đồng hay gần với họ. Vì vậy, họ không biết làm thế nào, làm cái gì và bắt đầu từ đâu.

Để có những giải pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận CĐS, các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp giải pháp CĐS cần hỗ trợ, tài trợ cho các doanh nghiệp đăng ký CĐS mạnh mẽ hơn nữa. Chẳng hạn hỗ trợ giao hàng miễn phí 6 tháng đối với các sản phẩm lần đầu lên sàn, hỗ trợ lập website, thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt, miễn phí cho thuê máy chủ… Chính quyền cũng nên hỗ trợ, đầu tư cho một vài doanh nghiệp CĐS hiệu quả để tạo mô hình, minh chứng và tạo cảm hứng cho các DN khác.

Theo ông Nguyễn Đức Vũ, Phó chủ tịch UBND xã Hoà Đồng, trên địa bàn xã có 2 chợ truyền thống, nhiều cơ sở buôn bán, dịch vụ… nhưng người dân vẫn thanh toán tiền mặt là chủ yếu. Bởi đa số người dân làm nông nghiệp vẫn còn mơ hồ với CĐS. Vì vậy, phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn trong công tác chỉ đạo, điều hành. Phải có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, mặt trận, các hội đoàn thể trong công tác vận động tuyên truyền nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trong của công cuộc CĐS quốc gia nhằm từng bước thay đổi nhận thức đối với mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, cần nâng cấp hạ tầng viễn thông đảm bảo phủ sóng thông tin di động 3G, 4G, 5G và internet băng rộng cố định đến trung tâm xã và đến 100% các thôn và hộ gia đình. Đồng thời, nâng cấp mạng nội bộ LAN của xã và các cơ quan, đơn vị gắn với đảm bảo an toàn, an ninh mạng…

Ông Trần Minh Trí, Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa cho biết, thời gian đến, để triển khai có hiệu quả việc CĐS, UBND huyện sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trong việc cùng với chính quyền thực hiện CĐS. Phải xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của CĐS; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy CĐS nhanh hơn…

Hiện, Phú Yên có 198.248 thanh niên/875.535 tổng số dân toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 22,64%; lực lượng thanh niên chiếm 42% dân số trong độ tuổi lao động.

Hạ tầng số trên địa bàn tỉnh ở mức tương đối; 100% UBND xã có kết nối đường truyền số liệu chuyên dùng; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh là 62,45%; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối băng rộng 76%.

Phú Yên xếp thứ 50/63 tỉnh thành (tăng 12 bậc so với năm 2020) về chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin - DTI…

 

 

Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top