Sáng 7/12, HĐND tỉnh Phú Yên khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 13 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2022.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, bà Cao Thị Hoà An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên cho biết, năm 2022, tỉnh Phú Yên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng nhất định đến sự phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sản xuất của người dân và doanh nghiệp. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh; sự điều hành tập trung, rất nhiều cố gắng của UBND tỉnh; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh dần được phục hồi và có mặt phát triển. Có 13/17 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,46% (kế hoạch 7%); tổng kim ngạch xuất khẩu vượt 14% kế hoạch; các chỉ số PCI tăng 7 bậc, PAPI tăng 14 bậc và cải cách hành chính tăng 1 bậc so với năm trước…
Bà Cao Thị Hoà An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên phát biểu khai mạc
Trước những khó khăn, hạn chế Phú Yên phải đối mặt, đòi hỏi sự đoàn kết, quyết tâm nỗ lực nhiều hơn nữa của cả hệ thống chính trị, tinh thần trách nhiệm của tất cả cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có vai trò không nhỏ của các vị đại biểu HĐND tỉnh trong việc đề xuất biện pháp, quyết nghị nhiều chính sách phù hợp với bối cảnh thực tiễn, khả thi nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của cả năm 2023.
Sau phát biểu khai mạc, HĐND tỉnh nghe ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên trình bày báo cáo tóm tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.
Ông Lê Tấn Hổ cho biết, ước cả năm 2022 có 13/17 chỉ tiêu đạt kế hoạch và có 4/17 chỉ tiêu không đạt kế hoạch theo Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 3,2% so với năm 2021, trong đó nông nghiệp tăng 2,4%, lâm nghiệp tăng 8,3% và thủy sản tăng 4,2%.
Toàn tỉnh hình thành nhiều mô hình vườn cây ăn quả có chất lượng tại các huyện miền núi bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, từng bước phát triển theo hướng tập trung, an toàn sinh học; cả tỉnh hiện có 160 trang trại chăn nuôi. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng; tổ chức chăm sóc 26.711 ha rừng trồng, tăng 2,4%; phát hiện xử lý 279 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, giảm dần tỷ trọng khai thác gần bờ. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước 81.000 tấn, tăng 2,3%, trong đó sản lượng nuôi trồng gần 17.000 tấn, tăng 12% và sản lượng khai thác khoảng 64.000 tấn, bằng năm 2021.
Quang cảnh tại kỳ họp
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Trong năm, có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đạt 17,4 tiêu chí/xã, có 63 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm76% tổng số xã, trong đó có 15 xã nông thôn mới nâng cao), 6 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 9 vườn mẫu nông thôn mới, 2 huyện nông thôn mới. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai quyết liệt, trong năm có 27 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP; lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 45 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh, đang chuẩn bị xét công nhận thêm 20 sản phẩm trong năm 2022.
Năm 2023, UBND tỉnh xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và các nhiệm vụ, giải pháp như: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8% (tính theo giá so sánh 2010); tổng kim ngạch xuất khẩu 240 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn 8.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 21.000 tỷ đồng; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới 77,1%; giải quyết việc làm 25.000 lao động, trong đó có việc làm mới tăng thêm 4.700 lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 0,85%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 93,45%.
Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7-9/12/2022. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ trung thảo luận, xem xét, đánh giá, quyết định một số nội dung quan trọng như: xem xét các báo cáo của UBND tỉnh về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư năm 2022, phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh năm 2023; các báo cáo của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; nghe Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thông báo kết quả tham gia xây dựng chính quyền; xem xét báo cáo kết quả tiếp thu, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp; kết luận của Chủ tọa kỳ họp và các ý kiến trả lời, lời hứa của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan; bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh; xem xét, quyết định một số cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh và các cơ quan liên quan trình để xem xét thông qua 23 nghị quyết quan trọng.
Cũng tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ dành thời gian 1,5 ngày để tiến hành phiên thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn đối với các vấn đề quan trọng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp, các kiến nghị, đề xuất của cử tri và Nhân dân được dư luận, xã hội quan tâm.
Để hoàn thành tốt nội dung, chương trình kỳ họp, bà Cao Thị Hoà An đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri, thảo luận kỹ tính khả thi, hiệu quả của từng nội dung; chất vấn đúng và trúng, trọng tâm các vấn đề mà cử tri quan tâm; hiến kế và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng để các nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua đúng luật, sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Đề nghị các thành viên UBND tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể tại hội trường, nhất là phần trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của các đại biểu HĐND tỉnh. Việc trả lời cần đi thẳng vào các vấn đề mà cử tri, Nhân dân quan tâm và các vị đại biểu HĐND tỉnh có ý kiến trên tinh thần cầu thị, không né tránh. Các giải pháp khắc phục cần rõ ràng, bảo đảm khả thi và có lộ trình thực hiện cụ thể để đại biểu, cử tri và Nhân dân giám sát./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.