Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ước tính tổng sản phẩm (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt 14.927,7 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 6,3%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.731 tỷ đồng, tăng 2,96%, đóng góp 0,62 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 3.998,9 tỷ đồng, tăng 7,96%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đạt 7.709,1 tỷ đồng, tăng 7,03%, đóng góp 4 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 488,7 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 0,25 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh này.
Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt 14.255,1 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước đạt 3.010,8 tỷ đồng, tăng 0,8%; khu vực ngoài nhà nước đạt 11.224,4 tỷ đồng, tăng 12,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,9 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.
Thu ngân sách thực hiện hơn 3.477 tỷ đồng, đạt gần 57% dự toán địa phương. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 11.726 lao động, đạt 60,1%. Số hộ nghèo giảm 473 hộ so với đầu năm.
Khai thác và chế biến hải sản Quảng Bình có nhiều lợi thế nhưng chưa phát huy hết được tiềm năng sẵn có.
Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đa dạng được chuẩn bị, tổ chức sôi nổi, đặc biệt là chuỗi các hoạt động nhân dịp Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604-2024), 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi (15/7/1949- 5/7/2024), 35 năm Ngày Tái lập tỉnh (01/7/1989 - 01/7/2024) đã được tổ chức chu đáo, thành công, thu hút đông đảo người dân, du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của Quảng Bình còn một số hạn chế: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu; nhiều vướng mắc về đầu tư, đất đai, môi trường vẫn chưa được tháo gỡ triệt để; giải phóng mặt bằng một số công trình trọng điểm còn chậm…
TP. Đồng Hới được quy hoạch phát triển thành đô thị du lịch.
Ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 7,0 - 7,5%; đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng điểm trong 6 tháng còn lại của năm 2024, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân.
Đồng thời, tiếp tục rà soát chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, trong đó chú ý đến những khâu khó, việc yếu, chỉ tiêu đạt còn thấp hoặc khó đạt để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.